Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 8

Reading Time: 4 minutes

Sau khi các bạn đã nắm rõ cách chăm sóc mai vàng từ tháng 1 đến tháng 6, thì nên quan tâm và chú ý chăm sóc mai vàng tháng 8al. Đây là giai đoạn cây mai phát triển nụ và hình thành nên cây mai vàng cho dịp tết sắp đến.

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 8
Cách chăm sóc mai vàng tháng 8

Cách chăm sóc cây mai vào tháng 8

Đây là giai đoạn cây mai phát triển nụ mai. Ở thời điểm này sẽ thường xuyên sẽ xuất hiện trời mưa dầm làm cho thân cây và lá cây cũng bị ướt nên nấm mốc, rêu dễ phát triển. Nếu trồng mai trong chậu thì các bạn phải thường xuyên kiểm tra xem chậu có bị đọng nước không.

Thời gian này phải giữ bộ lá cho cây để việc quang hợp được thuận lợi, nụ hoa phát triển tốt hơn. Ở tháng 8 các bạn cũng cần thường xuyên tưới nước cho cây. Và bổ sung thêm các loại phân bón như phân gà nén, NPK.

Từ tháng 8 nhện đỏ sẽ bắt đầu phát triển, đây là loại côn trùng nguy hiểm đối với cây. Nên bạn thường xuyên kiểm tra vườn nếu thấy có hiện tượng sâu bệnh phải tiêu diệt ngay.

Cách bón phân cho cây mai vào tháng 8

Việc chăm sóc và bón phân cho mai rất quan trọng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bón phân cho từng đối tượng mai như sau:

  • Với những cây mai bị trổ bông từ 10 % đến 40 % thì phải chấp nhận để mai trổ và vào dịp tết cây sẽ rất ít bông. Để giải quyết vấn đề này thì các bạn nên tạo ra đọt mới để hình thành nụ mới bằng cách bón đạm cao dưới 30%. Khi bón đạm cao đối với những nụ đã nở thì chúng ta có thể lặt bỏ. Phân bón có thể dùng là NPK 30-10-10 hoặc dùng magie nitrat.
  • Với những cây mai nụ đã to như trổ lác đác dưới 10 bông thì nên giữ cho bộ lá xanh, chống rụng và không cho nút kim phát triển nữa. Thì vẫn sẽ bổ sung NPK 30-10-10 hoặc magie nitrat.
  • Với những cây mai có nút kim tròn và to thì phải giữ lá xanh và ổn định nụt kim của mai. Có thể sử dụng phân gà nén như với liều lượng thấp. Ngoài ra, bổ sung NPK 20-10-10 hoặc NPK 20-16-8 chỉ bón 1 lần trong tháng 8.
  • Với những cây mai mới hình thành nút kim còn nhỏ thì có thế bón phân DP hoặc NPK 15-30-15 chỉ bón 1 lần trong tháng.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 8
Quy trình chăm sóc mai vàng tháng 8

Cách phòng và trị bệnh cho cây mai vàng

Nhện đỏ

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ, cả nhện trưởng thành và nhện non đều bám trên bề mặt của lá mai, cạp ăn biểu bì của lá cây và chích hút dịch của lá, làm cho lá có các vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển sang màu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên.

Nếu các bạn không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây sẽ bị cằn lại, thô cứng và gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mai.

Phòng trừ nhện đỏ

Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai vàng gần với nhau, nên tạo độ thông thoáng cho vườn mai.

Hàng ngày các bạn nên chú ý quan sát cây mai để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

Khi phát hiện có nhiều nhện thì có thể dùng những ọai thuốc sau đây để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC….

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 8
Quy trình bón phân cho cây mai vào tháng 8

Bù lạch (Bọ trĩ)

Bù lạch con trưởng thành và con ấu trùng đều chích hút nhựa của lá non, tạo ra vết lấm tấm trắng nhỏ li ti. Với những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát triển không bình thường, nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên, lá trở lên thô cứng và chết lá.

Phòng trị bọ trĩ

Khi tưới nước cho cây mai, nên dùng loại máy bơm có áp suất mạnh, xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch ở để rửa trôi bớt chúng.

Có thể sử dụng một số lọai thuốc trừ sâu như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC; Regent 5SC….

Mong rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi, các bạn đã phần nào biết được các bước chăm sóc mai vào tháng 8 sao cho hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất