Kỹ thuật ghép mai được hiểu là gắn một phần của cây có hoa đẹp vào gốc của cây nếu người chơi có ý định muốn thay đổi đặc tính về chất lượng hoa, nhưng vẫn đảm bảo phải có bộ rễ mai đẹp.
Hiện tại, có nhiều phương pháp ghép mai khác nhau như: Ghép xuyên tâm, ghép áp cành, ghép chồi,… Trong đó phương pháp ghép mắt ngủ thường được sử dụng nhiều nhất, vì khá dễ làm, đạt tỷ lệ thành công cao, nguồn giống mai để ghép dễ tìm…
Việc ghép mai có thể tiến hành quanh năm, nhưng do cây chỉ sinh trưởng mạnh từ tháng 1 âm lịch đến tháng 7 âm lịch nên thường được ghép từ tháng 12 âm lịch đến tháng 4 âm lịch. Với mục đích cho chồi ghép phát triển tốt nhất. Nếu bạn ghép vào các tháng khác, chồi ghép sẽ phát triển 1 đến 2 cơi đọt thì sẽ bước vào mùa sinh sản, đóng nụ, phát triển chậm và làm yếu rễ do không đủ lá để diễn ra quá trình quang hợp nuôi rễ. Ngoài ra, việc thiếu lá sẽ không thể giúp cây mai vàng hút nước trong mùa mưa dầm tháng 7 – 8 – 9 âm lịch.
Bạn có thể tiến hành ghép mai vào tháng 2 âm lịch, khi cây mai đã bắt đầu phục hồi, bắt đầu đâm chồi mới và phát triển, như kết quả thành công sẽ không cao.
Nên thực hiện ghép mai vàng vào khoảng cuối tháng 3 âm lịch đến cuối tháng 4, khi cây mai đã bình phục hoàn toàn, bắt đầu quá trình dự trữ nhựa trong thân, lá, cành và chồi.
Gốc ghép và mắt ghép phải cùng loài, hoặc cùng giống thì sau khi ghép cây mới có thể tiếp tục sinh trưởng tốt.
Việc cắt thân ghép nên thực hiện vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, mầm ghép sẽ ghép vào đầu mùa mưa vào khoảng tháng 4 âm lịch. Nhưng khi ghép người ghép muốn có được giống mai mới, không mấy người lại đi ghép mắt ghép với thân ghép cùng giống với nhau.
Chọn gốc mai vàng để tiến hành ghép
Việc chọn gốc mai để ghép sẽ tùy vào sở thích của người chơi mai. Thường gốc ghép được chọn là gốc mai tứ quý, hoặc gốc mai rừng. Giống mai nào cũng đều có thể làm gốc ghép. Nhưng phải khỏe mạnh, dáng đẹp sau khi chọn được gốc ghép, vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 âm lịch dùng cưa cắt hết cành mai nhỏ, tạo dáng theo ý muốn của bạn, nếu không cần dáng của gốc ghép thì nên cắt ngang thân cách mặt đất tầm 15 đến 20 cm. Sau đó tưới phân hữu cơ có pha B1 hoặc Atonic để kích thích sự nảy chồi non. Khi chồi non mới nhú ra thì nên ngắt bỏ các chồi mọc không đúng theo hướng mình định ghép. Bón thúc cho chồi non mập mạnh, khi chồi mới có thân to khoảng chiếc đũi là có thể ghép được rồi.
Có thể dùng gốc mai, hoặc tốt nhất là nên dùng gốc mai tứ quý. Những gốc mai này càng lớn càng tốt, sau đó sử dùng cưa cắt ngang thân cây cách mặt đất khoảng vài tấc đến một mét sau khi cưa, thực hiện chăm sóc chu đáo để cây mai nẩy tược, chờ cho tược lớn tầm điếu thuốc lá thì đem đi ghép.
Một gốc mai ghép có thể sử dụng ghép nhiều giống mai khác nhau, như các giống mai khỏe như giảo, mai trâu… ghép dưới thấp, các giống mai trung bình như mai xanh, mai hương … ghép ở giữa. Các giống mai thể trạng yếu như mai trắng, mai cúc, mai 50,… ghép trên phần ngọn mai. Người ghép phải biết cách bố trí phải hài hòa, giúp các mầm ghép phát triển cân đối với nhau.
Kiểm tra xem các chồi ghép đã sẵn sàng chưa, bằng cách kiểm tra như sau: Dùng mũi dao nhỏ, sắc, tách thử một chút vỏ trên mầm thân mai ghép. Nếu giữa phần vỏ và phần thân gỗ dễ tách rời, có vẻ láng ướt nhựa. Thì đó là thời điểm thích hợp để ghép mai.
Các tiêu chí chọn giống mai và ý tưởng ghép: Hiện nay có nhiều loại mai đẹp như: Bạch mai , Hồng mai, Thanh mai, Huỳnh mai. Riêng giống Huỳnh mai sẽ có nhiều loại từ 9, 12, 24… cho đến 60 cánh, có loại lên tới 150 cánh.
Cành mai giống: Sử dụng mắt ghép chọn các cành mai vàng khỏe mạnh, trên các cây mai không bị sâu bệnh, sinh sống ở nơi đủ ánh sáng. Chọn cành không già, không non. Nếu được nên chọn cành có tuổi với mầm tại gốc ghép là tốt nhất, các mắt cuống lá phải xanh, hơi phồng lên. Nếu lá chưa rụng, dùng kéo cắt lá đi chỉ để lại phần cuống lá. Sau đó dùng dao sắc kiểm tra xem vỏ mai và phần thân gỗ có dễ tách khỏi nhau không. Nếu khi tách ra hai phần không dễ dàng mà cố tình ghép thì tỷ lệ thất bại cao.
Các cây mai giống nếu ở gần gốc ghép sẽ thuận tiện nhất. Nếu giống mai ghép ở xa gốc ghép, thì chuẩn bị sẵn bịch nilon, sau khi cắt cành có mắt ngủ, đem nhúng ngay vào nước, sau đó lấy ra cho vào bao nilon cột lại.
Tìm hiểu một số kỹ thuật ghép mai phổ biến hiện nay
Kỹ thuật ghép áp
Ghép áp là kỹ thuật dễ thành công nhất vì cây sẽ dễ liền da. Ngoài thiên nhiên, 2 cây mai khi mọc sát vào nhau, lâu ngày 2 cây sẽ tự dính liền vào với nhau. Áp dụng kỹ thuật ghép áp thì chỉ cần 2 cây mai: 1 cây có hoa đẹp, 1 cây có hoa xấu nhưng bộ rễ đẹp để gần nhau, dùng dao cạo vỏ 2 mặt kề nhau, rồi lấy dây buộc chặt lại với nhau, không tưới ướt chỗ ghép, sau đó để tầm khoảng 1, 2 tháng thì 2 cây sẽ dính lại với nhau ở chỗ ghép.
Tiếp theo dùng cưa bỏ ngọn của cây mai có hoa xấu và cưa dời phần gốc của mai có hoa đẹp đi sẽ tạo được 1 cây mai ghép, gốc là gốc của cây có hoa xấu, ngọn là ngọn của cây có hoa đẹp, sẽ cho hoa đẹp theo ý muốn của bạn.
Trên một gốc mai, bạn có thể ghép áp nhiều nhánh sẽ có cây mai có nhiều nhánh, ra nhiều loại hoa, màu sắc khác nhau.
Kỹ thuật ghép mai chẻ ngọn
Việc ghép áp rất dễ nhưng thường hay bị gãy chỗ ghép vì liền da mà không có gỗ.
Còn ghép mai vàng chẻ ngọn thì sẽ có thêm một phần gỗ nên dính chắc hơn.
Cách ghép mai vàng: Để 2 cây mai vàng kề gần nhau, thay vì cạo vỏ, thì nên vót nhọn gốc ghép như cây nêm, chẻ 2 ngọn cây có hoa mai đẹp, chặt chồng lên cây mai nêm bên gốc ghép, làm sao cho 2 mí vỏ cây mai vàng ăn khớp với nhau, lấy dây quấn, buộc chặt lại, không tưới ướt chỗ mối ghép, vài tháng sau khi chỗ ghép sẽ liền da, dính chặt lại với nhau, chắc hơn là ghép áp.
Sau đó dùng cưa cắt dời gốc cây có hoa đẹp đi, là sẽ được cây mai vàng ghép thep ý muốn của các bạn.
Với phương pháp ghép này, còn được sử dụng để ghép các cây mai cùng họ, như cây mai cần thăng với cây tắc, sẽ tạo được cây cần thăng ra trái tắc, trông rất là lạ mắt.
Kỹ thuật ghép mắt mai vàng(ghép bo – chồi ngủ)
Kỹ thuật ghép mắt rất dễ, đơn giản hiện nay nên được sử dụng rộng rãi.
Như kỹ thuật này đòi hỏi phải chuẩn bị gốc ghép lâu vì gốc ghép là cây đã chọn lựa để làm kiểng sau này. Nên chọn các cây có gốc đẹp, đem bỏ vô chậu, cưa bỏ hết tàn, nhánh, ngọn. Sau đó, đợi các chỗ cưa lên tược non, nếu nhiều tược non thì cần loại bỏ bớt, nên chừa 3,4 tượt là đủ. Khi tược non lớn tầm đầu đũa thì đem đi ghép.
Mắt ghép, thì nên chọn loại hoa giống đẹp mà muốn có hoa sau này, nếu không có sẵn thì nên tìm mua hoặc xin nhánh nhỏ đem về ghép liền, không nên để lâu sẽ khô nhựa, khi đem đi ghép sẽ không dính lại với nhau.
Cách thực hiện kỹ thuật ghép mắt mai
Bên gốc mai ghép, dùng mũi dao nhọn, khắc 1 hình chữ nhật có chiều dài tầm 3 mm, rộng 2mm, khắc chỗ nào trên gốc cũng được và tách bỏ miếng vỏ hình chữ nhật.
Bên mắt ghép dùng mũi dao nhọn, khắc 1 hình chữ nhật dài 3 mm, rộng 2mm, lấy một cuống lá đã rụng (trường hợp nếu còn lá thì phải cắt ngắn cuống lá và cột dây chừa cuống là, cuống lá sau đó sẽ héo rụng sau).Tách lấy miếng vỏ cây hình chữ nhật cẩn thận, đặt ngay lên hình chữ nhật bên gốc ghép đã được tách bỏ vỏ.
Lấy dây nylon mềm quấn buộc kín hết mắt ghép. Sau đó, cắt bỏ bớt phần ngọn trên tược vừa mới ghép xong, chừa lại vài ba lá là để cho cây mai thở, không tưới ướt chỗ ghép, sau đó đem cây vào mát hay che nắng.
Vào khoảng 15 ngày sau, mở dây nylon ra, nếu mắt ghép còn tươi và dính vào gốc ghép là thành công. Nếu mắt ghép đã bị khô héo bung ra thì thất bại, phải ghép lại chỗ kế bên.
Sau đó, để như vậy sau một thời gian sau, chỗ mắt ghép sẽ nảy mầm, ra chồi non, thì cắt bỏ hết phần còn lại của trược gốc ghép, để cây tập trung nuôi dưỡng chồi non. Ngoài ra, một gốc ghép có thể ghép nhiều loại mai, nhiều màu khác nhau.
Dụng cụ: cành mai giống, kéo cắt cành, dao, dây quấn.
Mở cửa sổ: Tại phần thân ghép dùng dao tách một miếng vỏ hình chữ nhật có kích thước tầm 0.5 x 1 cm theo chiều dọc của mầm ghép. Lưu ý càng sát gốc mầm càng tốt hoặc tách bất kể chỗ nào, không cần phải là vị trí cuống lá. Sau khi tách xong thì chưa lấy miếng vỏ ra vội tránh khô nhựa cây.
Ở phần giống ghép ở vị trí cuống lá, có mắt lá mai như trên cũng tách lấy 1 mắt lá của cành giống, nên chừa cuống lá để dễ thao tác.
Đặt vào cửa sổ: Nhanh lấy miếng ghép áp khít vào thân ghép (sau khi lấy miếng vỏ được tách sẵn tại mầm ghép ra, quay mắt ngủ lên phía trên, nếu muốn sau này cành hướng lên trên hoặc muốn có cành mai lạ mắt thì có thể quay mắt ngủ xuống phía dưới).
Đây là công đoạn quan trọng trong việc ghép mai, miếng ghép phải thật khít, không để bị dính nước.
Cách quấn dây: Các bạn dùng dây nilon buộc chặt, kín mắt ghép mai không để nước mưa lọt vào. Cắt bớt mầm thân ghép để lại khoảng 20 cm, có 3 đến 4 lá để giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi mầm ghép.
Quấn từ dưới lên như lợp nhà, để nước không lọt vô mắt ghép, thao tác nhẹ nhàng và cẩn thận.
Kết thúc quấn dây:
Đưa cây mai đã được ghép vào chỗ mát, 3 ngày đầu chỉ tưới gốc mai, không tưới lên cây. Sau vài ngày có thể tưới ướt cả cây. Khoảng 10 ngày sau đưa cây ra nắng lại. Sau 15 ngày thì mở dây nilon để xem kết quả. Khi mở ra nếu miếng ghép khô sẽ tự rơi ra thì phải thực hiện lại. Nếu miếng ghép dính chặt và tươi xanh thì đã thành công. Giờ chỉ cần chăm bón cho mầm cây mai phát triển. Khi mầm ghép lên được khoảng 2 đến 3 cm, thì cắt nốt phần còn lại của mầm ghép tầm 2cm, bôi vôi vào vết cắt để tránh sâu bệnh tấn công.
Kỹ thuật ghép chồi non
Kỹ thuật ghép chồi non sẽ được thực hiện như sau:
- Dùng mũi dao nhọn, rạch chữ T bên gốc ghép, tách nhẹ 2 mí vỏ cây giữa chữ T ra.
- Tiếp tục dục vạt một chồi non mới vừa nhú ra, bên nhánh mai giống gọt thành hình tam giác cân nhọn.
- Nhét chồi non vào giữa chữ T thật cẩn thận để tránh làm gãy chồi non.
- Dùng dây nylon mềm quấn xung quanh chồi non, buộc lại, để cây mai vào chỗ mát hay che nắng, hoặc lấy túi nylon nhỏ trùm lại để tránh làm ướt mối ghép.
- Sau khoảng 15 ngày sau thì mở dây nylon ra, nếu chồi non còn tươi, dính vào chữ T là đã thành công, còn chồi non bị khô héo, rớt ra thì đã chết, thì nên thực hiện ghép chỗ kế bên.
Khi chồi non sống thì bạn nên cắt bỏ phần ngọn của gốc mai ghép để nuôi chồi non. Kỹ thuật này sẽ này khó thành công, vì chồi non dễ bị gãy và dễ bị khô héo.
Khoảng sau 1 giờ khi ghép kiểm tra lại, bọc nào không có hơi nước thì bọc đó sẽ thủng. Để ý thấy cây nào ghép mà đem vô chỗ mát quá thì tược ghép sẽ bị yếu, nên che lưới cho vườn trồng mai có độ cản quang là 50%. Lưu ý, khoảng không khí bên trong bọc không cần quá nhiều.
Kỹ thuật ghép mai xuyên thân
Kỹ thuật xuyên tâm thường được dùng để ghép cho cây mai thiếu nhánh, thiếu tay. Có thể ghép được nhánh to bằng ngón tay, để làm cân đối cho đủ số tàn nhánh của cây mai.
Cách ghép mai xuyên thân:
Khoan một lỗ xuyên qua thân cây mai, ngay chỗ thiếu nhánh. Đem cây cho nhánh ghép để gần chỗ lỗ khoan, lựa một nhánh to bằng lỗ khoan, tuốt hết lá và nhánh phụ của nhánh ghép.
Lấy nilon mỏng quấn, bao đọt nhánh ghép mai cho nhỏ lại rồi đem luồn vào lỗ khoan, kéo lên đến chỗ vừa cạo vỏ, mở bao nylon ra, lấy dây buộc chặt lại chỗ ghép, giữ cứng nhánh ghép không cho lay động, các bạn không nên tưới ướt chỗ ghép và có thể bôi vào lớp keo để chống thấm nước.
Để như vậy tầm khoảng vài ba tháng. Sau khi chỗ ghép liền da, nhánh ghép sẽ dính vào thân cây, ta phải cưa từ từ mỗi ngày một ít, để rời cây cho nhánh ghép đem đi trồng nơi khác.
Nếu cây mai không có khoan, thì đục một đường rãnh bên hông cây, chỗ thiếu nhánh: Lựa nhánh ghép bằng đường rãnh, cạo hết vỏ nhánh, chỗ nào vừa với đường rãnh thì áp sát vào đường rãnh và lấy dây buộc chặt lại, đừng để nhánh mai ghép bị lay động. Sau vài ba tháng sau, nhánh ghép dính vào cây mai. Sau đó, cưa từ từ để dời cây mai cho nhánh ghép đem đi trồng chỗ khác.
Chúng tôi vừa cũng cấp những thông tin chi tiết về kỹ thuật nhân giống mai vàng bằng các phương pháp ghép tuy có phức tạp nhưng mang lại giá trị lớn cho cây mai sau này. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Nhân giống mai vàng bằng phương pháp giâm cành cụ thể và chi tiết nhất