Kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng

Reading Time: 4 minutes

Mai vàng là loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam vào dịp tết. Đối với những người chơi mai chuyên nghiệp, không chỉ đơn giản là lựa chọn các chậu cây có hoa mà còn chú ý nhiều đến dáng cây. Vì vậy, những người chăm sóc mai khi trồng sẽ uốn nắn, cắt tỉa để tạo ra những thế mai đẹp, hợp phong thủy để phục vụ cho người choi. Vậy kỹ thuật uốn, cắt, tạo dáng mai vàng được thực hiện như thế nào? Cùng cùng chúng tôi tìm hiểu về kỹ thuật cắt uốn mai vàng thông qua bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng
Tìm hiểu kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai

Những việc cần làm trước khi uốn cành, tạo dáng mai vàng

Điều tối kị nhất trong tạo dáng mai vàng là sự xuất hiện của các cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rũ,… Nên trước khi tạo dáng cho cây, thì các bạn nên chú ý những cành nhánh như trên thì nên cắt bỏ.

Khi uốn cành, thì cần cắt tỉa bớt lá hoặc các cành quá sát vào nhau để thuận tiện cho việc uốn cành hơn.

Thời điểm để tạo dáng cây mai vàng

Vào khoảng vào cuối hè hoặc cuối tháng 7 là thời điểm thích hợp để uốn cành. Vì đây là lúc mà cây mai phát triển mạnh, thường sẽ cho ra chồi mới.

Đối với những cây mai sớm rụng lá, có khả năng chảy nhựa nhiều thì không nên uốn cây vào đầu hay giữa xuân trước khi cây mai vàng rụng lá và mọc chồi non.

Cách lựa chọn dây uốn cành mai vàng

Các bạn có thể sử dụng các dây uốn cành như là: dây kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh. Các bạn có thể mua dây uốn cành tại các cửa hàng dụng cụ cây cảnh.

Không nên dùng dây sắt vì chúng dễ bị gỉ sét, in hình lên thân cây không đẹp.

Kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng
Kỹ thuật uốn cây mai vàng

Kỹ thuật tạo dáng cây mai vàng

Đầu tiên, uốn thân trước rồi sau đó đến cành chính, sau đó là uốn các cành quanh thân cây tính từ gốc lên đến ngọn cây. Nên uốn cành lớn trước sau đó tới cành nhỏ sau. Để tạo dáng cây mai thì các bạn quấn dây theo những hình dáng đã được định hình từ trước, cắm một đầu dây vào mâm tạo điểm cố định.

Khi quấn, các bạn không nên quấn quá chặt hay lỏng. Đường quấn chéo phải hình thành những góc 45 độ với trục thẳng đứng của thân cây. Sau khi quấn xong các bạn uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng dây kẽm để dây kẽm luôn được giữ chặt vào vỏ cây mai.

Thời gian để tháo dây kẽm đối với những cây mai thường là 3 đến 4 tháng. Đối với những cây lớn thường là 1 năm.

Xử lý khi uốn những cành cây lớn hoặc dễ gãy

Mỗi cành cây đều có đặc điểm mềm dẻo khác nhau. Đặc biệt là những nhánh cây lớn hoặc dễ gãy. Nếu các bạn không biết độ uốn của cành cây như thế nào thì trước tiên hãy uốn ở một mức độ nhẹ, rồi để cho cây quen dần, ít hôm sau bạn lại uốn tiếp.

Với các cành cây lớn, dễ gãy thì cần làm cẩn thận và chậm rãi. Còn nếu không đủ kiên nhẫn thì các bạn nên nghĩ đến phương án khác để xứ lý.

Tháo dây quấn

Các bạn nên tháo dây khi dây đã ăn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây mai. Đây là lúc thích hợp khi cành đã được định hình. Không nên tháo dây quá muộn sẽ để lại những vết hằn sâu trên thân cây khó khắc phục. Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn như ban đầu..

Kỹ thuật cách uốn và tạo dáng cho cây mai vàng
Cây mai vàng đã được uốn và cắt tỉa hoàn chỉnh

Cách cắt tỉa duy trì dáng cây mai sau khi uốn

Cây sẽ tập trung mọc nhanh nhất ở phần ngọn và phần ngoài rìa. Do đó, phải tỉa các khu vực này thường xuyên để những phần phía bên trong phát triển tốt hơn.

Để duy trì hình dáng của cây, thì cần cắt phần cuống ở ngay trên lá. Các bạn đừng quá lo lắng vì khi được tỉa thường xuyên để cây mọc đều hơn và tạo tán lá dày đặc.

Trên đây là kỹ thuật uốn, cắt tỉa cây mai vàng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết làm thế nào để tạo ra một chậu mai vàng có thế đẹp, ý nghĩa. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật ươm nhân giống mai vàng bằng hạt

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất