Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh

Reading Time: 6 minutes

Nói về ngày tết Tết, không thể nào không nhắc đến hình ảnh cây hoa mai nở rộ trước nhà. Thường ở mỗi gia đình đều sẽ chuẩn bị ít nhất một chậu mai trong ngày Tết. Nhưng không phải chậu mai vàng nào cũng sẽ nở đều, nở đẹp và cây phát sinh trưởng tốt. Vậy quy trình chăm sóc mai như thế nào để cây sinh trưởng tốt và nở hoa đúng dịp Tết? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.

Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn

Quy trình chăm sóc cây mai vàng nhanh lớn

Kỹ thuật tưới, tiêu nước

Tưới nước cho cây mai vàng

Đối với cây mai trồng trong vườn: Khi vào mùa khô, thì các bạn phải tưới nước hàng ngày. Thời gian tưới nên vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát . Vào mùa mưa, các bạn không cấn thiết phải tưới liên tục.

Đối với cây mai trồng trong chậu sẽ thường xuyên có hiện tượng bị thiếu nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Vậy nên, các bạn hãy thường xuyên tưới nước cho cây. Mỗi ngày tưới 2 lần (sáng, chiều). Ngoài ra, các bạn phải quan tâm đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có hiện tượng bị úng nước quá lâu thì phải thông nước ngay, bởi vì để lâu cây sẽ chết vì bộ rễ mai bị hỏng do ngập trong nước nhiều ngày.

Kỹ thuật tưới nước cho cây mai vàng

Tiêu nước cho cây mai

Tiêu nước hay thoát thủy là kỹ thuật có mục đích rút bớt nước ứ đọng trên mặt đất và trong lòng đất. Nếu để lượng nước dư thừa quá nhiều sẽ khiến sự sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng.

Lợi ích của việc tiêu nước cho cây mai kịp thời:

  • Tạo độ thông thoáng, để cây dễ dàng hấp thu không khí và chất dinh dưỡng trong đất.
  • Đối với các vi sinh vật hiếu khí hoạt động mạnh làm cho sự phân hủy các chất hữu cơ trong đất nhanh, góp phần thúc đẩy quá trình phân giải đạm.
  • Làm hạn chế các mầm bệnh và côn trùng phát triển trong đất được tốt hơn.
  • Việc tưới nước đúng kỹ thuật se làm giảm hiện tượng xói mòn đất.

Thiết kế hệ thống tiêu nước cho cây mai

Hệ thống tiêu nước mặt

Thường được áp dụng biện pháp tiêu theo trọng lực, nước sẽ tự chảy đi theo hướng từ nơi cao xuống nơi thấp. Nếu nước nguồn quá lớn thì phải đê bao và dùng bơm để thoát nước.

Hệ thống tiêu ngầm: Chủ yếu sử dụng mực nước ngầm dâng cao từ mưa, lũ, triều gây úng bộ rễ cây mai.

Hệ thống tiêu nước ngầm

Đối với hệ thống tiêu ngầm là hình thức dùng các ống cống chôn ngầm dưới lớp rễ cây mai và cho nước tập trung vào đường ống rồi dẫn ra ngoài bằng bơm hoặc tự chảy.

Kỹ thuật tạo cành, tạo tán

Phải thường xuyên cắt tỉa cành, tạo tán, tránh để cành nhánh phát triển rậm rạp, dày đặc dễ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Trung bình 2 tháng các bạn nên cắt tỉa cành 1 lần. Đối với những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi, cành mọc dày đặc hoặc vươn dài trong tán, thì nên dùng kéo hoặc dao cắt bỏ.

Với các nhà vườn mai vàng, từ các cây mai to hoặc mai bonsai thì họ đều uốn cành, cắt tỉa thành những dáng cây rất nghệ thuật rất bắt mắt.

Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Kỹ thuật tạo cành, tạo tán cho cây mai

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây mai vàng

Giai đoạn sinh trưởng cơ bản

Bón lót: Với mục đích kích thích bộ rễ phát triển, hạ phèn, cải tạo đất tơi xốp, giữ ẩm tốt, tăng độ phì nhiêu, việc sử dụng phân vô cơ cũng góp phần làm tăng chất lượng đất. Tạo điều kiện để vi sinh vật phát triển và tăng khả năng kháng bệnh đối với cây trồng.

Đối với cây mai trong chậu thì lượng phân bón sẽ chiếm khoảng 1/10 lượng đất trồng theo độ tuổi của cây.

Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 10 -15 ngày, thì các bạn hãy bón phân, chu kỳ bón lặp lại khoảng 20 – 30 ngày tùy vào điều kiện và giai đoạn sinh trưởng của cây mai. Các bạn cần bổ sung thêm các loại phân bón lá tổng hợp từ rong biển, tảo biển và các loại amino acid, trong quá trình sinh phát triển của cây mai.

Giai đoạn phục hồi và phát triển của cây mai

Ở thời điểm đầu năm, sau một mùa hoa Tết, cây mai đã dồn sức cho việc tạo hoa. Nên cây mai sẽ cần một lượng dinh dưỡng để nuôi lại cành nhánh mới, nên sẽ cần rất nhiều đạm và lân trong quá trình tái thiết. Tạo tiền đề cho cây phát triển thuận lợi ở các giai đoạn tiếp theo.

Từ tháng 2-4 âm lịch, các bạn nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, sinh học để phối hợp phân bón có hàm lượng đạm cao như VD 30-10-10 bón cho cây mai để mau chóng hồi phục. Vì lúc này bộ rễ lúc đang ở tình trạng hoạt động yếu, nên việc hấp thụ qua rễ bị hạn chế. Ngoài ra, các bạn có thể dùng bổ sung phân bón phun qua lá Bud Strong + Ami.no1 để hỗ trợ.

Từ tháng 5-7 âm lịch, sử dụng VD 19-19-19 tưới gốc để cây mai sinh trưởng, phát triển đồng đều. Các bạn hãy sử dụng VD Magie Kẽm để cung cấp thêm các chất trung, vi lượng và VD Gromix sản xuất từ nguồn rong biển, tảo biển… để giúp dưỡng tán lá dày, xanh, tăng khả năng khi cây quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây.

Vào mùa mưa, cây mai dễ bị tấn công bởi các loại nấm bệnh gây hại, nên các bạn cần sử dụng Anti-F để phòng trừ các tác nhân gây đen rễ, vàng lá,…

Giai đoạn làm nụ của cây mai

Sẽ bắt đầu tư tháng 7-10 âm lịch, tán lá của cây mai vàng đã thành thục, sung mãn. Nụ hoa sẽ bắt đầu phân hóa và hình thành ở nách lá. Lúc này, các bạn nên tưới gốc Lân Đỏ hoặc 10-60-10. Trong giai đoạn cây sẽ đòi hỏi nhu cầu cao hơn giúp cho cây hình thành đầy đủ kích tố tạo nụ, nụ sẽ nhiều về số lượng và sẽ thành thục tốt.

Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh
Kỹ thuật bón phân cho cây mai vàng

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

Trên cây mai vàng thường xuyên sẽ bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp mềm, rệp sáp… ở các đọt non, nếu số lượng sâu bệnh ít các bạn có thể sử dụng các biện pháp thủ công để điều trị như bắt tay, phun nước trực tiếp lên cây.

Đặc biệt, ở giai đoạn cây trổ nụ hoa, các loại côn trùng gây hại, đặc biệt là kiến, rệp mềm và cả sâu ăn tạp sẽ phát triển mạnh. Nhưng ở giai đoạn này cây mai rất nhạy cảm với các chất hóa học, nên các bạn hãy hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV.

Nếu số lượng sâu rầy, côn trùng gây hại quá nhiều, nên sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc từ sinh học để tránh ảnh hưởng đến cây mai.

Khoảng cách giữa các cây mai nên cách xa nhau khoang 1m, không giao tán, tạo độ thông thoáng, sẽ hạn chế được côn trùng và sâu bệnh gây hại.

Với quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Mong rằng, có thể giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc cây của mình. Cảm ơn các bạn đã thẽo dõi bài viết của chúng tôi.

Xem thêm: Những đặc điểm của một số loại vôi hiện nay

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất