Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất

Reading Time: 5 minutes

Nhiều bạn đang quan tâm về cách chăm sóc mai vàng trong chậu có gì khác với mai trồng ngoài vườn? Vậy nên, nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin về chủ đề kỹ thuật chăm sóc mai vàng trong chậu. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất
Quy trình chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai trong chậu

Thời vụ trồng cây mai

Mai vàng thích hợp sinh trưởng ở khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ từ 250C – 300C nếu nhiệt độ thấp dưới 100C thì cây khó sinh trưởng tốt và cho hoa không đẹp. Các bạn nên chọn thời gian thích hợp để trồng mai vào khoảng thời gian từ cuối tháng 10 âm lịch (AL) – tháng 2 âm lịch (AL) là lúc trồng mai thích hợp nhất.

Cách chọn giống cây mai vàng phù hợp

Ngày trước, chỉ có hai loại chủ yếu là mai vàng chỉ nở vào dịp tết và mai tứ quý ra hoa mỗi năm 4 lần. Hiện tại đã có thêm một số loại mai được lai tạo và có điểm nổi bật hơn giống cũ rất nhiều. Nếu ngày trước mai vàng chỉ có khoảng 5 – 10 cánh hoa, còn hiện tại mai vàng đã được nhân giống trên 10 cánh và có loại lên đến 105 cánh. Đặc biệt, thị trường còn xuất hiện giống mai trắng, mang vẻ đẹp nhẹ nhàng và thanh thoát nhưng mai vàng vẫn được nhiều người lựa chọn hơn.

Đối với mai được trồng bằng hạt hoặc bằng cành ghép, cành chiết, cành giâm đều phát triển được. Mai được trồng bằng hạt sẽ ít tốn sức và chi phí, cây sẽ sống thọ hơn nhưng khó có những đặc điểm di truyền tốt của cây mẹ như hoa sẽ nhỏ hơn, cây ít cành hơn….

Đối với hình thức chiết, ghép hay giâm cành thì giữ được các đặc tính tốt từ cây mẹ. Các bạn có thể ghép với các loại mai khác trên cùng một cây.

Cách chọn đất trồng cây mai

Mai thuộc loại không kén đất chỉ cần đất trồng trong chậu tơi xốp và giữ ẩm tốt thì cây sẽ phát triển tốt. Không được trồng mai ở những chỗ không thoát nước, ngập úng cây sẽ bị chết dần. Nên chọn vị trí  trồng là nơi có ánh nắng trực tiếp và thông thoáng, không nên trồng quá gần nhau khoảng cách mõi cây ít nhất 1m.

Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất
Cách chọn đất trồng cây mai con

Cách bón phân cho cây mai hợp lý

Nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho cây mai. Tuy theo từng kích thước và chu trình của cây mai mà điều chỉnh lượng phân bón ít hay nhiều.

  • Bón lót: Các bạn nên sử dụng lượng phân bón khoảng 1/10 lượng đất trồng trong hố hay trong chậu, trộn đều với đất trước khi trồng cây mai.
  • Bón thúc: Sau trồng khoảng 10 – 15 ngày cây mai sẽ ra rễ mới thì bón thúc phân, liều lượng khoảng 50 – 60 gram cho cây nhỏ (cao khoảng 40 – 50 cm). Cách 20 – 30 ngày là bón thúc lần nữa, nếu cây mai có kích thước to thì nên tăng lượng phân bón và bón cách nhau xa hơn.

Lưu ý: Tuyệt đối không được bón sát gốc, mà phải rải xoay quang và tưới đẫm nước. Không được xới xáo đất khi bón, vì sẽ dễ gây đứt rễ cây mai dẫn đến chết rễ.

Quy trình tưới nước đúng cách cho mai

Mai thuộc loại cây chịu hạn khá tốt nhưng các bạn không nên để cây mất nước trong thời gian dài vì sẽ gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây mai rất nhiều. Phải luôn giữ cho đất ẩm, đặc biệt đất trông mai không được ngập nước.

Vào những ngày trời nắng nên tưới mỗi ngày một lần, thời gian để tưới cây tốt nhất là buổi sáng từ 8h – 9h. Mùa mưa thì không cần tưới như phải đảm bảo chế độ thoát nước tốt. Với cây mai trồng chậu thì nên tưới nước mỗi ngày, vì đất trong chậu đã bị hạn chế nên sẽ nhanh khô, không giữ ẩm được lâu. Mỗi ngày, các bạn chỉ nên tưới 2 lần vào sáng và chiều.

Cách cắt tỉa cành tạo tán cho cây mai

Nếu cây không được cắt tỉa thường xuyên thì cành sẽ rậm rạp, dày đặc tạo điều kiện cho mầm bệnh gây hại. Khoảng 2 tháng thì các bạn nên cắt tỉa cành 1 lần những cành tăm, cành yếu hay cành bị sâu bệnh, già cỗi. Đối với những cành mọc dày trong tán đều phải dùng kéo hoặc dao cắt bỏ, còn các cành vươn dài nên cắt ngắn khoảng 4 – 5 nách lá.

Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất
Thực hiện cắt tỉa cành tạo tán cho cây mai vàng

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai

Mai thường bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở các đọt non, các bạn cần có biện pháp phòng ngừa vì các loại sâu gây hại thường rất ít nên rất dễ điều trị. Đối với rệp mềm, khi còn ít bạn nên dùng vòi xịt nước với cường độ mạnh thì sẽ dễ đánh bật chúng khỏi đọt non.

Giai đoạn các bạn cần quan tâm nhất là lúc cây trổ nụ hoa vì thời gian này các côn trùng đặc biệt là kiến, rệp mềm, sâu ăn tạp sẽ gây hại cho nụ mai. Đặc biệt, mai là loài cây rất nhạy cảm với các chất hóa học nên các bạn phải hạn chế dùng các loại thuốc BVTV. Việc phòng ngừa từ khâu lựa chọn giống, chọn đất trồng cho đến việc chăm sóc đúng kỹ thuật và phải theo dõi liên tục.

Hy vọng với nội dung bài viết mà chúng tôi đã chia sẻ phía trên. Thì các bạn sẽ biết cách để chăm sóc cây mai trồng trong chậu cách tốt nhất để cây sinh trưởng tốt và nở hoa đúng thời điểm. Chúc các bạn thành công nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn bón vôi cho mai vàng

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Quy trình chăm sóc mai vàng nhanh lớn không sâu bệnh