Việc trồng mai đòi hỏi tính kỹ thuật cao, dù bạn có óc sáng tạo tuyệt vời và đôi bàn tay khéo léo mà thiếu các đi những dụng cụ để hỗ trợ thì sẽ khó để thực hiện những kỹ thuật như: uốn, ghép rễ mai để tạo ra được cây mai mang vẻ đẹp như mong muốn.
Dụng cụ dùng trong việc trồng mai sẽ có rất nhiều loại khác nhau, nếu bạn khéo léo thì có thể tự chế tạo ra được một số dụng khác mà không cần phải tốn tiền mua.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại dụng cụ để trồng mai và được xuất xứ từ nhiều nước như Trung Quốc, Nhật,… Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những dụng cụ chuyên dùng trong trồng mai, cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Những dụng cụ chuyên dùng trong việc trồng mai
Chậu kiểng: Chậu dùng để trồng mai sẽ có nhiều loại khác nhau và nhiều kích thước như: chậu đất nung, chậu men, chậu nhựa,… để người trồng lựa chọn.
Ngoài ra, sẽ có một số chậu kiểng có tuổi thọ hơn trăm năm đang được lưu lại tại một số tỉnh thành. Những loại chậu xưa được dùng để trồng mai thường sẽ có hình dạng như “Vinh hoa phú quý”, “Mã đáo thành công” hay “Tùng hạc diên niên”.
Đối với cây mai nhỏ thì bạn chỉ nên trồng trong chậu nhỏ để khỏi tốn chất trồng. Còn cây mai lớn thì đem trồng trong chậu lớn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng và lượng nước tưới để cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Cuốc, xẻng: Những dụng cụ này không thể thiếu khi trồng mai. Chúng được dùng để xới đất trồng, lên liếp, trộn chất trồng,…
Bay thợ hồ: Thường dùng để xúc chất trồng đổ vào chậu mai… Bay dùng để xới xáo tầng đất trên của mặt chậu tạo độ thông thoáng giúp bộ rễ hoạt động.
Kéo: Sẽ có nhiều loại khác nhau để bạn lựa chọn như: Kéo cắt cành, kéo tỉa, kéo cắt rễ, kéo kềm cạp (loại 1 và 2 chức năng) mục đích để tạo dáng cho cây mai.
Dao: Có ba loại dao thường được dùng như: dao ghép, dao ghép chẻ, dao nhỏ mũi nhọn.
Khay: Bạn có thể dùng khay inox hay khay nhựa đựng cành, mắt ghép (bo).
Đục: Mục đích dùng để tạo dáng cho cây mai.
Cưa: Dùng để cắt cành mai nên sắm hai loại to và nhỏ.
Bình xịt: Dùng trong việc tưới nước và phun thuốc trừ sâu.
Trên thị trường sẽ có nhiều loại và nhiều cỡ khác nhau như: bình nhỏ 750ml, bình trung 8 lít, bình lớn 16 lít. Được nhiều nhà vườn trồng mai sử dụng nhất là loại trung bình chứa 8 lít, vì khi mang xách sẽ vừa với sức lực của mỗi người và lượng nước chứa bên trong tương đối khá nhiều. Đối với, những vườn lớn sẽ dùng máy xịt, nối với ống cao su dài để tưới trên diện tích rộng.
Dây nhôm: Dùng để uốn thân và cành mai cũng sẽ có nhiều kích thước khác nhau. Thường được sử dụng trong công đoạn uốn mai bonsai. Mỗi loại dây sẽ có công dụng khác nhau tùy thuộc vào độ cứng hay mềm như sau:
- Dây nhôm loại 5mm có độ cứng tốt dùng để uốn các cành to, cây cứng. Dây nhôm 2mm được dùng cho việc uốn các cành nhỏ, yếu. Dây nhôm 1,5mm dùng để uốn kiểng nhỏ, mai bonsai.
- Dây đồng mềm dẻo sẽ có sức níu giữ tốt các cành và thân cây mai vàng tương đối cứng.
- Dây kẽm sẽ có nhiều cỡ to nhỏ khác nhau. Nên tùy thuộc vào mục đích bạn dùng mà chọn kích cỡ cho phù hợp. Vì dây kẽm vừa dẻo, vừa rẻ nên được sử dụng nhiều.
Vệ sinh dụng cụ trồng mai: Sau mỗi lần sử dụng xong, phải cọ rửa cho sạch sẽ. Sau đó đem lau chùi thật kỹ để tránh bị rỉ sét.
Cách bảo quản: Dụng cụ chuyên dùng cho việc trồng mai rất đắt tiền, nhiều người trồng sẽ phải mua sắm từ từ mới đủ bộ, nên cần được bảo quản thật kỹ. Đối với những loại dây nhôm, dây đồng, dây kẽm sau khi bạn sử dùng xong thì tháo ra uốn ngay thẳng, rồi cuộn lại đem cất để sử dụng cho những lần tiếp theo.
Cách để bảo quản tốt các dụng cụ trồng mai vàng thì bạn nên để riêng các dụng cụ cần dùng đến hằng ngày và các dụng cụ lâu lâu mới sử dùng. Sau đó, đem cất vào nhà kho để khỏi mất công tìm kiếm khi cần.
Chúng tôi đã liệt kê đầy đủ một dụng cụ chuyên dùng để trồng mai chi tiết nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn yêu mai. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Xem thêm: Tìm hiểu công dụng của cây hoa mai vàng bạn nên biết