Tìm hiểu công dụng của cây hoa mai vàng bạn nên biết

Reading Time: 5 minutes

Mai vàng là một loại cây được nhiều gia đình lựa chọn để trưng bày vào dịp tết. Vì hình ảnh cây mai vàng mang đến rất nhiều điều ý nghĩa khác nhau như: mang lại may mắn, sự ấm ấp khi tết về… Ngoài ra, mai vàng còn có nhiều công dụng khác. Trong bài này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem công dụng của cây mai trong đời sống hằng ngày, để hiểu rõ hơn nhé.

Công dụng của cây hoa mai vàng bạn nên biết
Những công dụng của cây hoa mai vàng

Công dụng của từng bộ phận trên cây mai cụ thể nhất

Nếu cây mai thường được sử dụng để trưng vào dịp tết thì hoa mai trắng lại mang đến nhiều lợi ích khác nhau. Đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mai trắng đem đến nhiều công dụng tốt. Mai trắng có tên khoa học là Prunus armeniaca L và được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: bạch mai, lạp mai, lạp mộc, hương mai, hoàng lạp,….Mỗi bộ phận của cây mai trắng sẽ có những công dụng khác nhau, cụ thể như sau:

  • Hoa có chứa nhiều tinh dầu như: cineole, borneol, linalool, benzyl alcohol, farnesol,… và một số chất khác như: meratin, calycanthine, caroten,…công dụng giúp thúc đẩy hệ bài tiết dịch mật và ức chế một số loại vi khuẩn. Trong y học cổ truyền, hoa mai có vị ngọt hơi đắng, tính ấm, không độc nên được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh cứu người.
  • Lá mai còn non được dùng để làm rau xanh.
  • Vỏ cây dùng để ngâm rượu có lợi cho tiêu hóa, kích thích cảm giác ăn ngon miệng.
  • Rễ mai dùng để làm thuốc, đặc biệt có tác dụng dùng để xổ sán lãi, điều trị bệnh hỗn loạn bạch huyết.
Công dụng của cây hoa mai vàng bạn nên biết
Công dụng của từng bộ phận trên cây mai trắng

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây mai chi tiết

Điều trị bệnh đau đầu, chóng mặt: Lấy 9g hoa mai vàng sắc uống hoặc kết hợp với hoa biển đậu và lá sen tươi sắc uống. Hoặc lấy hoa mai 15g, hoa cúc trắng 15g, hoa hồng 15g, đem nấu nước uống hàng ngày.

Điều trị bệnh tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực: Sử dụng 3g hoa mai, thảo quyết minh 10g đem hãm với nước sôi trong 15 phút. Các bạn dùng thay nước lọc để uống hàng ngày.

Trị bệnh đau dạ dày, viêm gan và xơ gan ở mức độ nhẹ: Dùng 5g hoa mai đem nấu với 100g gạo thành cháo, thêm đường trắng, chia làm vài lần ăn trong 1 ngày.

Dùng để điều trị bệnh chướng bụng, đầy hơi: Dùng 10g hoa mai, mộc hương 10g, hương phụ 15g đem nấu để uống hằng ngày.

Điều trị đau bụng do lạnh: Kết hợp hoa mai với chu sa với liều lượng bằng nhau đem đi sấy khô sau đó tán thành bột, uống mỗi uống từ 3 – 6g với rượu khi bị đau bụng do lạnh.

Trị nấc: Dùng 5g hoa mai, tai hồng (thị đế) 5 cái, gừng tươi 3 lát, gạo tẻ 100g. Các bạn đem gừng tươi và thị đế sắc lấy nước. Sau đó bỏ bã rồi rồi đem nấu chung với gạo, khi gạo chín thì cho tiếp hoa mai vào, đun sôi rồi đem chia thành nhiều khẩu phần ăn trong 1 ngày.

Điều trị khi bị nôn: Dùng 5g hoa mai, nước cốt gừng tươi 5ml. Đem hoa mai hãm với nước sôi, sau khoảng 20 phút là dùng được, chắt ra hòa thêm nước gừng tươi uống mõi ngày dùng trong vòng 2 tháng.

Điều trị bệnh viêm họng, viêm amydal cấp tính: Dùng 6g hoa mai, huyền sâm 9g, bản lam căn 9g, sắc uống hằng ngày cho đến khi hết bệnh. Hoặc dùng 15g hoa mai, kim ngân hoa 15g, thạch cao 15g, huyền sâm 9g sắc lấy nước uống thay nước lọc hằng ngày. Ngoài ra, dùng 9g hoa mai đem hãm với nước uống trong ngày.

Điều trị bệnh viêm họng mạn tính: Dùng 6g hoa mai, hoa dành dành 5g, trà 20g. Trộn lẫn chia làm 2 lần hãm với nước sôi uống hằng ngày dùng trong vòng 1 tháng. Hoặc hoa mai và hoa ngọc trâm lượng đem đi nấu với 60g gạo thành cháo để ăn, dùng trong 1 tháng.

Điều trị bệnh ho dai dẳng: Dùng 9g hoa mai nấu nước uống hằng ngày. Hoặc hoa mai 10g, khoản đông hoa 10g, gạo tẻ 60g, đem nấu thành cháo, có thể cho thêm mật ong, chia làm vài lần ăn trong ngày.

Điều trị bệnh mất nước nhiều do thử nhiệt gây phiền khát, tức ngực: Dùng 10g hoa mai, lá sâm 10g, cam thảo 10g, mạch môn 15g, hoắc hương 6g sắc lấy nước uống hằng ngày cho đến khi hết bệnh.

Trị chứng chán ăn do thử nhiệt: Sử dụng 10g hoa mai, lá sen 50g, nấu nước uống thay trà hằng ngày.

Điều trị tức ngực, khó thở: Sử dụng 10g hoa mai, đan sâm 10g, qua lâu 15g, đem nấu nước uống thay nước lọc hằng ngày.

Trị bệnh đau khớp do phong thấp: Dùng 9g hoa mai, thạch nam đằng 9g, thố nhĩ phong 9g, ngâm với 200ml rượu, mỗi lần dùng từ 30 – 50ml.

Điều trị bệnh viêm kết mạc cấp tính: Lấy 6g hoa mai, cúc hoa 9g đem đi nấu thêm một chút mật ong để uống hằng ngày.

Điều trị tổn thương do trật đả: Sử dụng 9g hoa mai, lá liễu 9g, quá sơn long 9g, đem ngâm với 250ml rượu, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Điều trị vết thương chảy máu: Dùng 10g hoa mai đem sao rồi tán thành bột rắc vào vết thương đang bị chảy máu.

Công dụng của cây hoa mai vàng bạn nên biết
Hoa mai dùng để ngâm rượu

Trị viêm loét môi và niêm mạc miệng: Dùng hoa mai tươi với lượng vừa đủ để đem giã nát với đường rồi vắt lấy nước bôi vào vết thương.

Loa lịch (lao hạch): Lấy hoa mai với lượng vừa đủ, trứng gà 1 quả. Dùng dao nhọn chích một lỗ nhỏ ở quả trứng rồi nhét hoa vào, xong đem hấp cho chín rồi ăn, mỗi ngày ăn 1 lần, dùng liên tục trong 7 lần.

Điều trị viêm da lở loét: Dùng 6g hoa mai đem ngâm với dầu lạc hoặc dầu vừng, sau khoảng 2 tuần thì đem bôi vào tổn thương mỗi ngày 2 lần.

Điều trị bỏng: Sử dụng hoa mai với lượng vừa đủ ngâm với dầu trà rồi bôi vào vùng bị bỏng.

Ngoài việc sử dụng cây mai để làm cảnh thì cây mai còn có nhiều công dụng trong lĩnh vực ẩm thực và chăm sóc sức khỏe. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trong bài viết phía trên, sẽ giúp bạn biết thêm được công dụng của cây mai từ đó có thể vận dụng vào đời sống tốt nhất.

Xem thêm: Cách chăm sóc để mai vàng trổ nhiều bông vào năm nhuận

Bài viết liên quan:

Top 5 địa điểm mua mai vàng con, giống mai vàng uy tín
Top 10 thế mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng
Cách phòng ngừa và điều trị kịp thời sâu ăn lá mai