Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11

Reading Time: 4 minutes

Sau khi các bạn đã bỏ công thực hiện chăm sóc mai vàng suốt gần 1 năm, thì chỉ còn vài tháng nữa là đã đến mùa hoa mai nở. Vào ngày tết sẽ ngập tràn sắc vàng của hoa mai nếu các bạn nắm được cách chăm sóc mai vàng tháng 11 đúng quy trình.

Hãy đảm bảo với chúng tôi các bạn đã đọc hết các bài viết hướng dẫn cách chăm sóc cây mai vàng từ tháng 1 đến tháng 10 trước khi đọc bài viết này! Và sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11, mời các bạn cùng đón xem!

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11
Cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11

Cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11

Vào tháng 11 các cây mai hầu như đã ra nụ nhiều. Vậy nên, các lá mai cũng đã ngừng phát triển để tập trung dinh dưỡng nuôi nụ mai. Thời điểm này nên hạn chế việc bón các loại phân ure hay phân lân. Vì như vậy sẽ khiến nụ mai mau trổ hoa trước Tết.

Các bạn nên sử dùng phân kali để giúp nụ hoa mập, to và có màu rực rỡ hơn. Vào cuối tháng 11 thì có thể tuốt bỏ lá để cây dồn dinh dưỡng cho nụ.

Ngoài ra, thời điểm này phải thường xuyên kiểm tra và phòng ngừa một số loại sâu bệnh trên cây như bọ trĩ, sâu ăn lá…

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11
Hình ảnh lá mai già ở tháng 11

Cách bón phân cho cây mai vào tháng 11

Bón phân vào tháng 11 sẽ giúp cây mai cho ra hoa kịp tết. Vậy nên việc bón phân mai vàng sẽ dựa theo từng đối tượng như sau:

  • Đối với cây mai nụ còn nhỏ (không phải nụ kim) và lá xanh thì dùng phân bón lá NPK 6-30-30. Sau 15 ngày thì tiếp tục phun nếu thấy nụ vẫn còn nhỏ. Có thể sử dụng thêm phân kali nitrat kno3 để giúp lá mau già và cây tập trung nuôi nụ được tốt hơn. Đồng thời củng cố lượng nhựa để cây trổ bông ở giai đoạn sau.
  • Đối với cây mai nụ to và vừa, lá hơi sẫm màu thì nên sử dụng NPK 15-30-15 giúp chống rụng lá và giúp nụ phát triển ổn định. Có thể sử dụng thêm phân DP VÀ phân ure với liều lượng rất nhỏ giúp lá già không rụng.
  • Đối với các cây mai già lá, nụ đã quá to thì không cần bón phân chỉ nên tưới nước cho cây và đem cây vào chỗ mát.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng vào tháng 11
Quy trình bón phân cho cây mai vào tháng 11

Cách phòng trừ sâu bệnh cho cây mai

  • Sâu đục thân: Đây là loại sâu làm cây bị hư hại nặng, nên chú ý quan sát xung quanh gốc mai để có biện pháp trị bệnh sâu đục thân kịp thời.
  • Tốt nhất các bạn dùng Diaphos 10H, Gà Nòi 4G rải đất 6 tháng/lần để phòng bệnh sâu đục thân.
  • Rầy, rệp,  rầy bông, … sẽ chích hút nhựa làm lá bị xoắn vàng, chết cành. Do đó các bạn phải chú ý phòng trị, nếu bị ít có thể dùng Sairifos 585 EC kết hợp với dầu khoáng SK Enspray 99EC.
  • Các loại sâu ăn lá mai như sâu tơ, sâu nái… thì phải phun thuốc sâu như Sairifos, SK Enspray 99 EC,… theo định kỳ 1 tháng 1 lần.
  • Nếu nhện đỏ xuất hiện thì các bạn có thể sử dụng dầu khoáng SK 99EC, Sairomite 57EC.
  • Nấm hồng khá nguy hiểm cho cây mai, nấm bám lá làm cháy lá, khô cành, các bạn có thể sử dụng Vanicide 5SL; Alpine 80WG để tiêu diệt bệnh.
  • Đối với vi khuẩn thì các bạn có thể dùng thuốc gốc đồng như Copforce blue, Alpine 80WG.
  • Bệnh do thiếu vi lượng: Do cây cần các loại vi lượng (Bo, Mo ,Fe, Mg, Mn…) sử dụng phân bón Poly feed 15-15-30. Đồng thời kết hợp nhổ cỏ dại: Vào mùa mưa 45 ngày/lần để tạo độ thông thoáng cho cây mai.

Nếu các bạn thực hiện tốt quá trình chăm sóc cây mai từ tháng Giêng đến tháng Chạp, thì sẽ có một cây mai ưng ý vào đúng ngày ngày tết. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 8

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất