Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 9

Reading Time: 3 minutes

Việc chăm sóc mai vàng đúng quy trình là một bước rất quan trọng với mục đích giúp cây mai tích lũy chất dinh dưỡng và phát triển tốt, tạo nhiều nụ, thật đẹp vào đúng dịp Tết. Tuy nhiên, việc chăm sóc này cũng đòi hỏi người trồng mai phải có kinh nghiệm chăm sóc cây phù hợp.

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 9
Cách chăm sóc mai vàng tháng 9

Cách chăm sóc mai tháng 9

Việc chăm sóc mai vàng tháng 9 al rất quan trọng và cần thiết vì nó quyết định đến 90% mai có ra hoa vào đúng dịp tết hay không. Việc bón phân đúng cách sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Sau đây là các loại phân có thể sử dụng cho cây vào tháng 9 này:

  • Phân vô cơ: Có thể dùng phân D.A.P hoặc NPK, phân kali nhiều ít phân đạm. Ngoài ra, có thể tham khảo như NPK 12 – 12 – 17.
  • Phân hữu cơ: Phân gà, Eco Hydro Shrimp kết hợp với Eco Nereo Kelp,…
  • Để dưỡng lá và ngó mai thì các bạn có thể bổ sung ECO NEREO KELP pha 0,1l cho 100l nước phun đều cây và lá.

Ngoài ra, phải thực hiện phòng và trị một số sâu bệnh hay phát triển ở cây mai như nhện đỏ, nấm hồng…

Cách bón phân cho cây mai vào tháng 9

Đây là thời điểm gió đông về, cây mai sẽ có biểu hiện rụng lá dần như khi lá mai rụng dần hết thì hoa sẽ bắt đầu nở. Nên việc bón phân để giữ cho lá mai xanh và nụ không nở quá sớm sẽ phù hợp vào từng tình trạng của cây mai như sau:

  • Với những cây mai vẫn ra chồi non, lá non và nụ kim thì phải sử dụng kali KNO3 phun sáng sớm hoặc chiều mát. Sau 15 ngày tiếp tục phun nếu lá mai sẫm lại không ra chồi non, lá non nữa thì không cần phun. Cần kết hợp thêm phân DP đem ngâm nước và tưới cho cây.
  • Với những cây có nụ mai no tròn tương đối thì chỉ tưới 1 lần DP.
  • Với những cây có nụ quá lớn có thể bung thì không nên bón phân hoặc sử dụng liều lượng thấp của NPK 10-30-10 hoặc dùng phân DP. Không sử dụng kali vì sẽ kích thích nụ nở sớm.
Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 9
Kinh nghiệm chăm sóc mai vàng lâu năm

Cách phòng và trị một số bệnh trên cây mai

Bệnh đốm lá

Nguyên nhân chủ yếu là do nấm Pestalozzia palmarum gây nên. Bệnh sẽ lây lan rất nhanh nếu các bạn không có biện pháp phòng trừ bệnh kịp thời sẽ làm cho cây bị giảm khả năng sinh trưởng, ra hoa ít.

Để trị bệnh đốm là các bạn có thể sử dụng hoạt chất gốc đồng như Copper OxyClorua hoặc Copper Oxychloride.

Nhện đỏ

Nhện đỏ xuất hiện tập trung ở mặt dưới của các lá già và lá bánh tẻ gây hại. Các cây bị nhện đỏ tấn công sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành nụ hoa, cây mai sẽ ít bông hơn.

Các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Cascade 5EC…

Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 9
Cách bón phân cho cây mai vào tháng 9

Bọ trĩ

Bọ trĩ là đối tượng tấn công trên cây mai mạnh nhất. Chúng hút chích phần non của cây mai làm cho các lá non bị co rúm, xoăn lại, lá giòn. Từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng quang hợp và giảm chất lượng hoa của cây mai.

Các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV như: Radiant 60SC, Hapmisu 20EC, Susupes 1.9EC

Trên đây là quy trình chăm sóc mai vàng tháng 9 cơ bản mà chúng tôi đã đúc kết được từ những người làm vườn lâu năm. Chúc các bạn có được những chậu mai vàng rực rỡ cho dịp tết sắp đến.

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 6

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất