Sau đây là bài viết liên quan đến cách chăm sóc mai vàng vào tháng 4 âm lịch. Với mục đích giúp mọi người hiểu rõ hơn về quy trình chăm sóc mai, cũng như cách bón phân nào là thích hợp để cây phát triển tốt, từ đó có cái nhìn bao quát hơn về điều kiện dinh dưỡng của mai, để có một mùa mai nở rộ, tươi tốt ở những tháng tiếp theo.

Một số nhóm phân bón cho cây mai
Phân bón là tên gọi chung của các chất hay các hợp chất chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với mục đích cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất trỗ bông cao….
Phân bón sẽ được ra thành các nhóm sau đây:
- Nhóm phân bón hữu cơ gồm: phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.
- Nhóm phân bón tổng hợp như: NPK 30-10-10, NPK 20-20-20, NPK 6-30-30.
- Những chế phẩm sinh học như: Agrostim, nấm Trichroderma, Sincosin + Agrispon…

Cách chăm sóc và bón phân cho mai vào tháng 4
Sau tết là thời điểm khi cây đã trút hết sức cho việc tạo hoa thì trong giai đoạn này cây mai đang ra chồi mới và ra lá mới. Lúc này, cây mai rất cần lượng dinh dưỡng để làm lại cành nhánh mới do đó phải bổ sung nhiều đạm trong quá trình này. Đây cùng là giai đoạn hồi phục và sinh trưởng mạnh của cây nếu các bạn cung cấp đủ dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển rất tốt.
Thời điểm này nên bổ sung các loại phân hữu cơ hoai mục như phân cá, bánh dầu, phân hữu cơ sinh học … cùng các loại phân hóa học có hàm lượng đạm cao để bón cho cây. Sau đây là cách bón phân tùy thuộc vào từng loại mai, các bạn hãy thêm khảo thêm:
- Những cây mai suy yếu thì không bón phân NPK, phân lân, phân hưu cơ.. Chỉ nên sai kích rễ tối đa 3 lần. Nếu đã sử dùng đủ 3 lần thì không cần dùng nữa. Còn dùng kích rễ thì tối đa 15 ngày 1 lần.
- Những cây phát triển tốt, số lượng tàn lá nhiều: Những cây này mới phục hồi nên không cần phải cắt tỉa. Để lá cây quang hợp tạo nhựa nuôi cây. Nếu đã bón phân hữu cơ vào tháng 3 thì tháng 4 bón super lân như phải chờ đến 15 ngày sau mới bón cho cây. Liệu lượng bón khoảng 7gr super lân pha khoảng 2 lít đến 3 lít nước để tưới cho cây.
- Các cây mai ghép thì có thể bón phân 30-10-10 hoặc kết hợp chung với phân gà nén. Ngoài ra, có thể thay thế phân npk 20-10-10, phân npk 16-12-8. Hoặc có thể trộn chung với Humic để tăng thêm hiệu quả.
- Các cây mai rin là cây không ghép mắt, lá thưa nên sử dụng phân npk 16-16-8 hoặc phân npk 30-17 để bón. Hoặc các bạn có sử dụng DP như nếu dùng lâu dài thì cây sẽ bị nếu kali vậy nên khi dùng DP các phải bổ sung thêm Kali.

Cách phòng trị bệnh cho mai vàng vào tháng 4 âm lịch
Vào tháng 4 là thời điểm để bọ trĩ và nhện đỏ tấn công cây gấy ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế. Nên các bạn cần thường xuyên quan sát vườn mai vàng để tìm ra phương án trị bệnh kịp thời.
Đối với những lá già (trưởng thành) của cây bị nhiễm bọ trĩ sẽ có các mảng màu đen (đồng) loang lổ ở mặt trên và mặt dưới. Đây là những con bọ trĩ hút nhựa cây trên lá và sinh ra nấm tạo thành các mụn nước màu đen. Sau đây là những dấu hiệu khi cây mai bị bọ trĩ và nhện đỏ tấn công:
- Các lá non bị bọ trĩ tấn công, chích hút nhựa sẽ làm xoăn lá. Các bạn có thể thấy rõ bệnh bọ trĩ trên cây khi số lá non bị quăn trên 80%.
- Mai bị bọ trĩ gây hại sẽ nổi lên những đốm đen hoặc nâu và héo dần. Bọ trĩ hút nhựa cây mai sẽ làm cánh hoa héo úa, héo úa và chết.
Những loại thuốc đặc trị bọ trĩ và nhện đỏ các bạn có thể sử dụng như: Chlorferan 240SC, Fist 500WP, Oshin 100SL, AT mebe LA QUA, Radiant 60SC
Và trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bí quyết chăm sóc mai vàng tháng 4 đúng cách. Mong rằng, bài viết này là bổ ích, có ý nghĩa với người đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Cách chăm sóc cây mai vàng bị suy yếu