Nói đến những kỹ thuật uốn cành, tạo dáng, tạo thế cho cây cảnh là một bước không thể bỏ qua đối với người chơi đam mê cây cảnh bonsai. Tùy thuộc vào những loại cây ảnh mà người chơi có thể thực hiện kỹ thuật uốn cành khác nhau.
Dù kỹ thuật trồng cây có tốt, kỹ lưỡng nhưng nếu người trồng không cắt tỉa, đặc biệt là không uốn cành tạo dáng thì cây sẽ phát triển không đẹp, không mang tính nghệ thuật. Vậy nên, một số người chơi cây cảnh rất quan tâm tới khâu này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kỹ thuật uốn cành cơ bản thông qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Các phương pháp uốn cây cảnh cơ bản cho người mới bắt đầu
Kỹ thuật quấn dây
Kỹ thuật quấn dây khá nhanh gọn và thông dụng được nhiều nghệ nhân dùng để uốn các cành vừa và nhỏ, đặc biệt thường sẽ được áp dụng lên cây mai vàng bonsai. Tuy nhiên, kỹ thuật này không uốn được những cành to vì lực đàn hồi của cành to rất lớn. Nếu quên tháo dây quấn thì dây sẽ lằn vào vỏ cây gây mất tính thẩm mỹ và làm chết cây. Ở những vùng có thời tiết nắng gắt việc sử dụng dây quấn bằng kim loại có thể dẫn nhiệt mạnh dẫn đến cháy vỏ cây.
Kỹ thuật níu dây
Kỹ thuật này thường sẽ được nghệ nhận dùng để uốn cành tới vị trí mong muốn rồi dùng dây giữ lại. Sau một khoảng thời gian nhất định, cành mai sẽ được cố định tại vị trí mới.
Ưu điểm của kỹ thuật níu dây: Dễ thực hiện, ít tốn chi phí, độ cong nhìn khá tự nhiên, không bị lằn dây vào vỏ nếu dùng những loại dây mềm.
Nhược điểm: Chỉ có thể uốn 1 lần duy nhất tới vị trí mong muốn, nếu các bạn uốn quá tay có thể làm gãy cành.
Kỹ thuật xoắn dây
Cũng giống tự tượng như kỹ thuật níu dây, nhưng thực hiện bằng cách sử dụng dây kim loại và xoắn dần dần cho dây ngắn lại để kéo cành tới vị trí các bạn mong muốn. Kỹ thuật này sẽ tác động từ từ đến cành nên sẽ không lo cành bị gãy. Tuy nhiên, lúc buộc phải dùng dây kim loại và lực kéo mạnh nên dây có thể hằn vào vỏ cây mai, dù các bạn đã lót sẵn cao su vào giữa dây và cành.
Kỹ thuật cắt một nửa bề ngang cành cây
Các bạn dùng cưa và dao gọt thành hình chữ V trên bề ngang chỗ tiếp giáp cành và thân cây mai rồi làm cành yếu đi để thực hiện kỹ thuật cắt một nữa bề ngang cành. Cơ bản kỹ thuật này cũng tương tự như việc ghép một cành mới vào cây. Nhưng kỹ thuật này sẽ đòi hỏi các bạn cần lắm rõ cấu trúc sinh học của cây để không cắt quá tay khiến cành bị chết.
Ưu điểm: Có thể áp dụng với bất kỳ cành lớn trên cây. Nhưng có thể để lại sẹo xấu và yêu cầu người thực hiện phải có trình độ kỹ thuật cao mới xử lý vết cắt được mịn, tiếp giáp tốt, nếu không sẽ làm chết cành.
Trên đây là các kỹ thuật uốn cây cảnh cơ bản, chi tiết nhất, hy vọng các bạn đã có những thông tin cơ bản nhất về các kỹ thuật uốn cây cảnh. Để tạo nên những cây cảnh bonsai mang vẻ đẹp độc lạ theo ý mình thì còn rất nhiều kỹ thuật phức tạp khác. Chúng tôi xin chia sẻ trong bài viết sau nhé.
Xem thêm: Kỹ thuật làm gốc cây mai vàng to ra