Mai sửa rễ là gì? Cách sửa rễ mai vàng chi tiết nhất

Reading Time: 4 minutes

Mai vàng là loại hoa được yêu thích nhất tại Việt Nam hiện nay. Ngoài việc đem đến giá trị kinh tế cho người trồng thì cây mai còn mang ý nghĩa sâu sắc mỗi khi tết về.

Việc trồng mai khá đơn giản như đòi hỏi người trồng phải biết một số các kỹ thuật tỉa lá, tạo hình rễ… trong đó phương pháp sửa rễ là quan trọng nhất để tạo ra được một cây hoa mai vàng có tư thế đẹp và có giá trị cao. Tuy nhiên thì không phải ai cũng nắm được cách quấn rễ mai làm sao cho đẹp nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về cách sửa rễ mai vàng để tạo nên giá trị cho cây.

mai sửa rễ là gìmai sửa rễ là gì
Mai sửa rễ là gì? Cách sửa rễ mai vàng

Mai vàng sửa rễ là gì?

Mai sửa rễ được hiểu là rễ nằm sâu dưới đất, cứng, giòn, rất khó sửa. Nếu muốn sửa thì phải moi rễ lên, lấy đá chêm, căng kéo, sắp xếp cho xòe ra bốn phía, theo kiểu hình chân nôm hoặc ngoằn ngoèo lồi lõm theo hình dạng mà các bạn muốn sửa để cho cây mai sau này lớn lên mang vẻ đẹp độc và lạ thì cây sẽ mang giá trị rất cao.

Nếu các bạn khéo tay và có kỹ thuật hơn, thì có thể tự tạo ra các bộ rễ quý hiếm có dạng hình đặc biệt như chân long, ly, quy, phụng …

Thời gian phù hợp để sửa rễ mai vàng

Kỹ thuật sửa rễ mai có thể thực hiện quanh năm. Các bạn nên sửa rể cho cây từ khi còn nhỏ sẽ dễ dàng thao tác và giúp cây mau vào nếp hơn. Nên chọn lúc thời tiết dễ chịu, ít mưa dần, nắng nhiều, trời dịu mát để thực hiện kỹ thuật sửa rễ. Nếu ở nhiệt độ quá cao hay quá thấp cây mai sẽ khó phát triển tốt.

mai sửa rễ
Cách sửa rễ mai vàng

Cách sửa rễ mai vàng chi tiết nhất

Sửa rễ cho cây mai sẽ tùy thuộc vào hình dạng mà người sửa muốn tạo dựng lên bộ rễ như: Hình rồng, hình rắn… Dưới đây sẽ hướng dẫn cách sửa rễ cây mai con đơn giản nhất như sau:

Bước 1: Cây mai con sau khi được mua về thì xé bỏ bầu đất chỉ giữ lại cây rồi dùng nước rửa sạch để trôi hết các lớp chất trồng dính trên rễ.

Bước 2: Sử dụng kéo cắt bỏ phần thân của cây. Chỉ giữ lại phần gốc và rễ với chiều cao khoảng 15 cm. Tiếp theo, lặt hết lá còn sót trên cây và cắt bớt các phần rễ không cần thiết.

Bước 3: Sau khi đã cắt tỉa phần rễ theo đúng hình dạng yêu cầu thì các bạn đem ngâm vào thuốc kích rễ mai n3m khoảng 5 phút.

Bước 4: Chuẩn bị một chậu nhỏ có nhiều lỗ thông hơi và phải tương thích với bộ rễ đang sửa. Sau đó, bỏ chất trồng đã chuẩn bị sẵn vào chậu.

Bước 5: Đem cây mai con đã được sửa rể bỏ vào chậu và cố định lại các nhánh rể theo hình dạng các bạn mong muốn. Sau đó phủ lên thêm một lớp chất trồng rồi dùng tay nhấn thật chặt để giữ cho chất trồng không trôi khi tưới nước. Tiếp theo, phủ thêm một lớp than đá với mục đích là chống trôi chất trồng và giúp làm ấm rễ mai.

Bước 6: Sau khi hoàn thành xong các bước phía trên thì chỉ cần tưới nước và đem chậu mai vào chỗ thoáng mái.

mai con sửa rễ
Hình ảnh mai vàng sau khi đã sửa rễ

Nếu thực hiện sửa rễ lần một vẫn chưa đạt yêu cầu thì sau hai tháng có thể tiếp tục sửa rễ đợt hai. Việc sửa rễ mai vàng sẽ được thực hiện nhiều lần tùy theo mức độ tạo hình của rễ trong quá trình sinh trưởng. Sau khi đã thực hiện việc sửa rễ xong thì các bạn phải thường xuyên quan sát và chăm sóc mai vàng ở chế độ hợp lý để cây tiếp tục phát triển tốt.

Việc sửa rễ cho cây mai vàng là một việc làm thường xuyên mà bất kỳ người chơi mai nào cũng đều phải thực hiện. Sẽ tùy vào loại cây mai mà người làm sẽ chọn thời điểm nào để sửa rễ. Bài viết này chúng tôi đã chia sẽ các thông tin liên quan về mai sửa rể và cách quấn rễ mai vàng đẹp nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc, cảm ơn các bạn đã đọc.

Xem thêm: Quy trình bón phân cho cây mai vàng chuẩn nhất

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất