Mai vàng là loại cây quen thuộc được nhiều hộ gia đình cũng như các công ty, doanh nghiệp lựa chọn để trưng trong nhà, văn phòng hoặc ngoài sảnh vào ngày tết Nguyên Đán. Đối với những người chơi mai chuyên nghiệp, họ không đơn giản là lựa chọn các chậu cây mai có hoa mà còn chú ý nhiều đến dáng mai. Vì vậy, nghệ nhân làm vườn khi trồng và chăm sóc mai vàng, sẽ dùng kinh nghiệm và đôi bàn tay của mình để uốn nắn tạo ra những thế mai đẹp, hợp phong thủy. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ đến những bạn yêu mai một số kinh nghiệm về cách uốn thân mai sao cho đẹp nhất mà chúng tôi muốn gửi đến, mời các bạn theo dõi bài viết sau đây.
Những lý do nên thực hiện kỹ thuật uốn cây mai
Giá trị của mỗi loài cây cảnh không chỉ được đánh giá qua màu sắc của hoa mà còn dựa trên hình dáng của cây.
Các thế mai đẹp sẽ mang những ý nghĩa đặc biệt mà các nghệ nhân mong muốn gửi đến. Mỗi dáng, mỗi thế mai đều sẽ đem đến những nét đẹp và ý nghĩa khác nhau, tùy vào sở thích của nghệ nhân mà tạo ra nhiều hình dáng khác nhau.
Những bước chuẩn bị khi thực hiện kỹ thuật uốn mai
Trước khi uốn cành, tạo dáng cho cây hoa mai
Trước khi uốn thân thì các bạn cần phải tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau để thuận tiện cho việc tạo dáng mai. Một thế mai bonsai đẹp đòi hỏi không được để những cành mai song song với nhau, tỏa đều 4 bên và hướng thẳng đứng hoặc ủ rũ xuống phía dưới.
Thời điểm thích hợp để thực hiện uốn cành mai
Thời điểm thích hợp để các bạn thực hiện uốn thân mai là từ tháng 6 đến tháng 8. Vì trong thời gian này thân cây mai sẽ bắt đầu phát triển mạnh, sức sống cao và những chồi non, lá mai mới sẽ mọc lên nhiều thì việc uốn cành sẽ trở nên dễ dàng hơn. Cây vào lúc này cũng chứa nhiều nhựa nên sẽ dễ dàng uốn cong, tạo dáng hơn vào những tháng khác trong năm.
Chọn dây uốn cành mai
Vật liệu để uốn cành mai tốt nhất nên sử dụng là dây kẽm, dây chì, dây đồng. Để cây mai tiếp tục sinh trưởng tốt trong suốt quá trình uốn thì trên các dây uốn các bạn nên bọc vải xung quanh để làm mát những chỗ uốn khi gặp trời nắng nóng, những loại dây này có thể mua tại các cơ sở cho thuê mai tết.
Còn khi gặp trời mưa thì cần che chắn, bảo vệ cây mai tốt nhất để tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập gây hại cho cây mai. Dây sắt là vật liệu tuyệt đối không nên sử dụng khi uốn cành mai vì dây sắt rất dễ bị gỉ sét, gây độc và làm chết cây mai.
Kỹ thuật uốn thân cây mai vàng chi tiết
Khi uốn thân mai các bạn không nên quấn dây kẽm quá chặt hoặc quá lỏng, các đường quấn phải tạo ra những góc 45 độ từ ngọn cho đến gốc. Khi thấy dây đã ăn mòn hơn 1/3 đường kính vào vỏ cây thì đó là thời điểm tốt để tháo dây. Cũng là lúc thích hợp vì cành mai vàng đã được tạo dáng rõ. Thời gian thích hợp để tháo dây là từ 3 đến 4 tháng. Lúc này bạn đã sở hữu một dáng cây mai đẹp từ những hướng dẫn phía trên của chúng tôi.
Đối với các cây mai già, lớn thì thời gian tháo dây kẽm sẽ mất hơn 1 năm và có thể thực hiện uốn lại 2 đến 3 lần thì mới được dáng mai như mong muốn. Việc tháo dây phải đúng thời điểm, nếu quá tháo dây quá muộn sẽ làm cho cây có những vết sẹo lớn khó phục hồi hay tháo quá sớm cây sẽ chưa kịp hình thành dáng cây như mong muốn. Khi gỡ dây, thì các bạn nên tháo từ ngọn trở về gốc.
Trên đây là kỹ thuật uốn thân mai vàng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết làm thế nào để tạo ra một chậu mai vàng bonsai có thế đẹp, ý nghĩa. Chúc các bạn thành công với những hướng dẫn trên của chúng tôi.
Xem thêm: Kỹ thuật làm gốc cây mai vàng to ra