Để cây mai sinh trưởng khỏe mạnh và tiếp tục cho hoa vào năm sau, thì các bạn chỉ cần thực hiện đúng quy trình chăm sóc mai để cây có thể ra đúng vào dịp tết. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay cách chăm sóc mai vàng vào tháng 7, thông qua bài viết sau đây.
Cách chăm sóc cây mai vào tháng 7
Vào tháng 7 là giai đoạn nụ đã kết xong và có 1 số nụ đã lớn do được tạo thành từ tháng 4 hoặc 5, những nụ này có thể nở nếu gặp ngày nắng to. Đối với trường hợp này bạn nên ngắt bỏ những nụ sắp nở để cây mai có thể nuôi nụ khác.
Nên bón phân loãng cho cây mai vào buổi sáng vào lúc trời nắng. Không nên bón phân vào lúc trời âm u vì cây sẽ không hấp thụ phân và lá mai không quang hợp.
Ở giai đoạn này là lúc các lá đã già nên thêm phân để cho cây ra thêm đọt mạnh lá non ra nhiều đây sẽ là bộ lá chủ lực để nuôi cây và giữ nụ đến cuối năm. Vì các lá ra từ tháng 3 đến 4 lúc vào tháng 11 sẽ rụng hết vì đã quá già để tiếp tục phát triển. Nếu cây mai không ra lá non mạnh mẽ vào tháng 7 thì sẽ có nguy cơ nở sớm.
Nên thực hiện phun thuốc định kì để đề phòng các loại sâu bệnh làm lá già nhanh và các bệnh khác như bọ trĩ và các loại sâu rệp khác.
Cách bón phân cho cây mai vào tháng 7
Việc bón phân sẽ phụ thuộc vào sự sinh trưởng và thể trạng của cây. Sau đây là từng trường hợp để bón phân cho cây mai:
- Đối với các cây thiếu tháng, cây phôi mai mới xả tàn mới hình thành nhánh và đọt thì chế độ phân bón bình thường. Các loại phân bón mai vàng có thể sử dụng như gà nén, phân bò, super lân, NPK 30-10-10.
- Đối với các cây mai có nút to như hạt gạo thì nên bón NPK 30-10-10. Bón 1 đến 2 lần, mỗi lần bón cách nhau 15 ngày. Sau đó, sử dụng kích rễ m3m xem kẽ với phân bón, để hãm nụ không cho phát triển. Không nên bón lân và kali vì sẽ làm cây sẽ mau trổ sớm.
- Đối với các cây mai đang có nút kim thì nên sử dụng NPK 16-16-18 hoặc NPK 16-12-8 kết hợp với phân dơi.
- Đối với các cây mai chưa có nút kim hoặc nút kim ít thì sử dụng NPK 15-30-15 bón 1 đến 2 lần mỗi lần cách nhau 15 ngày.
Phòng và trị một số bệnh trên cây mai vào tháng 7
Sâu ăn lá
Sâu ăn lá là đối tượng thường xuất hiện và gây hại cho cây mai, nhất là vào lúc cây ra đọt non, lá non, để phát triển thân cành.
Sâu thường gây hại nhiều nhất trong mùa mưa, cũng là lúc mai ra nhiều đợt đọt non, lá non để phát triển thân, cành, lá.
Biện pháp phòng trừ sâu ăn lá
- Khi chăm sóc mai vàng, các bạn nên chú ý quan sát, nếu phát hiện thấy ổ sâu thì bắt giết
- Sử dụng biện pháp sinh học: Pha Eco insect killer 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
- Sử dụng một số thuốc trừ như: SecSaigon 5EC hoặc 10EC; Diaphos 5EC; Sagothion 50EC; Padan 95SP.
Rệp sáp
Ở khí hậu nóng và ẩm sẽ rất thích hợp cho rệp phát triển. Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp
- Có thể dùng tay bắt trực tiếp hoặc phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster
- Dùng biện pháp sinh học: Pha Eco insect killer 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi sẽ thường chích hút nhựa cây bằng cách chích vào các cành non. Tạo nên những vết u nổi sần sùi, nếu nặng có thể làm chết cành, chết cây mai.
Biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi
- Sử dụng các loại thuốc như Bi58 40 EC, Supracide 40 EC .
- Dùng biện pháp sinh học: Pha Eco insect kille 33ml với 35-40 lít nước phun trực tiếp lên cây nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Bài viết “Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 7 ” là những kinh nghiệm được sẻ chia từ những chuyên gia trồng mai nhiều năm nên rất đáng tin cậy. Các bạn có thể yên tâm áp dụng lên chính cây mai ở vườn nhà bạn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mai vàng tháng 3