Sau những ngày tết, cây mai sẽ rất cần được chăm sóc tốt để tạo nền tảng cho cây phát triển tốt ở những tháng sau. Việc chăm sóc mai ở tháng 3 khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Tham khảo ngay bài viết này để biết cách chăm sóc cây mai vàng tháng 3 ngay nhé!
Cách chăm sóc mai vàng vào tháng 3 âm lịch
Vào tháng 3 nên bón thêm phân hữu cơ hoại mục để kích thích cây phát triển nhanh. Các bạn nên sử dụng các phân bón giúp cây hấp thu dinh dưỡng qua lá để mai phục hồi nhanh mà không bị ảnh hưởng đến phần rễ của cây.
Việc chuyển mùa từ xuân sang hạ thì cây mai vàng sẽ rất dễ bị nấm trên lá. Do đó, phải thực hiện việc ngăn ngừa sâu bệnh hại và cắt bỏ những lá, cành đã bị tấn công để không ảnh hưởng những cành mai khỏe mạnh khác.
Cách bón phân cho mai vàng vào tháng 3
Sau tết hoa mai đã dần tàn và bắt đầu cho mùa vụ mới. Nếu không biết cách chăm sóc mai vàng kịp thời thì cây sẽ nhanh yếu, bị bệnh và khó có hoa trở lại. Sau đây là cách bón phân cho từng loại đối tượng mai khác nhau, các bạn có thể tham khảo thêm:
- Những cây mai có tàn lá ít: Nếu bạn đã sử dụng kích rể 3 lần thì không cần dùng nữa. Sau đó chỉ xài 1 lần dưỡng rễ. Hoặc có thể dùng 2 lần kích rễ và 1 lần dưỡng rễ. Tối đa 3 lần là đủ. Mỗi lần cách nhau 15 ngày liều lượng được ghi trên bao bì. Đối với những cây mai này thì các bạn không được bón phân.
- Những cây mai có tàn lá nhiều: Nếu đã bón phân gà nén thì có thể bón phân hữu cơ 1 lần nữa. Sau đó chỉ cần theo dõi sự phát triển của cây.
- Những cây mai rin tàn lá nhiều và đang ra lá non thì không nên dùng phân bón gốc. Nếu sử dụng phân bón lá thì liền lượng dùng phải nhỏ hơn nhà sản xuất quy định. Có thể kết hợp thêm humic để tăng thêm độ hiệu quả.
- Những cây mai ghép thì dùng phân bón lá 30-10-10 hoặc NPK 20-10-10. Pha phân bón lá với nước rồi xịt lên lá mai, tránh xịt thẳng vào gốc mai vì phân bón lá có nồng độ mạnh có thể là hư gốc mai.
Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mai
Trên cây mai thường sẽ bị sâu cắn lá, sâu đục thân, nhện đỏ và rệp mềm ở các đọt non, các bạn có thể dùng biện pháp thủ công là bắt bằng tay.
Đối với rệp mềm, khi còn ở mật độ ít thì các bạn sử dụng vòi xịt nước với cường độ mạnh thì sẽ dễ đánh bật chúng khỏi đọt non.
Ở giai đoạn cây trổ nụ hoa là quan trọng nhất vì đây là gia đoạn các côn trùng gây hại phát triển mạnh, đặc biệt là kiến, rệp mềm, và cả sâu ăn tạp ưa thích nhất. Cây mai rất nhạy cảm với các chất hóa học nên tốt nhất các bạn hãy hạn chế sử dụng các loại thuốc BVTV.
Nên phòng ngừa sau bệnh từ việc chọn giống, chọn đất trồng mai cho đến trong quá trình chăm sóc phải đúng kỹ thuật và phải thường xuyên theo dõi cây mai trong vườn.
Các bạn nên trồng các cây cách xa nhau và tạo độ thông thoáng cho cây, tránh tạo môi trường cho sâu bệnh phát sinh.
Hy vọng qua bài viết này, chúng ta có lẽ đã hiểu được phần nào các quy trình chăm sóc mai vàng tháng 3 cũng như những biện pháp phòng người sâu bệnh trong việc chăm sóc cây mai vàng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.