Dấu hiệu mai vàng bị thiếu nước – Quy trình tưới nước hợp lý

Reading Time: 4 minutes

Mỗi cây mai sẽ cần một lượng nước bổ sung khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển, điều kiện trồng trọt và lượng mưa. Đối với những cây mai tơ thì cần phải tưới nhiều hơn những cây già đã phát triển bộ rễ vững chắc. Ngoài ra, các bạn cần theo dõi lượng mưa và lượng nước cung cấp thông qua việc tưới tiêu giúp xác định xem nhu cầu  lượng nước của cây mai có được đáp ứng hay không.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn dấu hiệu nhận biết cây mai vàng bị thiếu nước, giúp bạn biết khi nào thì nên tưới nước cho cây mai.

Dấu hiệu mai vàng bị thiếu nước - Quy trình tưới nước hợp lý
Mai vàng bị thiếu nước – Quy trình tưới nước hợp lý

Dấu hiệu dễ nhận biết cây mai bị thiếu nước

Sự thay đổi của lá cây

Đầu tiên lá cây mai sẽ bắt đầu héo hoặc rũ xuống vì thiếu độ ẩm. Các bạn có thể nhận thấy lá cây sáng bóng chuyển sang màu xỉn. Theo thời gian, sự héo úa của lá mai sẽ ngày càng trở nên rõ rệt . Lá và thân có thể chuyển sang màu vàng hoặc nâu khi thiếu nước kéo dài. Còn một số cây mai khác có thể bị khô hạn cháy xém dọc theo mép lá.

Ngoài lý do thiếu nước, cây mai cũng có thể bị héo vì một số lý do khác như tưới quá nhiều nước, quá nhiều ánh nắng, bị bó rễ, bón quá nhiều phân hoặc một số bệnh loại bệnh trên cây trồng. Vậy nên, các bạn cần phải xem xét kỹ nhiều dấu hiệu rồi hãy đưa ra kết luận.

Đất trồng khô do thiếu nước

Đối với những chậu mai vàng nhỏ và vừa, thì các bạn có thể dùng ngón tay của mình để kiểm tra tình trạng đất. Dùng ngón tay ấn ngón vào chậu đến ngập đốt thứ 2, nếu cảm thấy khô ở đầu ngón tay, hãy tưới nước cho cây mai của mình.

Đối với các chậu cây mai lớn, việc kiểm tra độ ẩm của đất rất quan trọng vì bề mặt của đất có thể gây nhầm lẫn. Nhiều khả năng do lượng nước các bạn tưới không đủ, chỉ đủ làm ướt bề mặt nhưng lại khô ngay.

Dấu hiệu mai vàng bị thiếu nước - Quy trình tưới nước hợp lý
Cách tưới nước cho những cây mai trưởng thành

Cách tưới nước cho cây mai vàng hợp lý

Mai vàng là loại cây không thích trồng ở không gian chật hẹp, nên các phải chọn loại chậu to, lòng chậu sâu. Các bạn nên chọn đất trồng tơi xốp dễ thoát nước thông thoáng thì bộ rễ mới phát triển. Khi trồng mai vàng các bạn cũng nên đặt chậu lên cao để tránh nấm mốc tấn công.

Tuyệt đối không dùng nước phèn, không mặn để tưới mai. Độ pH trong nước trung bình 6,5 là tốt nhất, nếu sử dụng nước máy thì cần phải chứa trong bồn sau 24h để cho bay hết Clo có trong nước máy rồi mới đem tưới cho cây mai. Còn đối với nước giếng thì cần phải hết sức chú ý đến độ phèn, mặn. Nên sửa dụng nước ngọt dưới sông mang nhiều phù sa để tưới mai.

Thời điểm thích hợp để tưới mai là từ 5 – 8 giờ sáng, chiều từ 5 giờ tối trở đi. Không nên tưới vào buổi trưa vì nước quá nóng có thể làm hỏng bộ rễ. Các bạn cũng nên xem thời tiết mà canh liều lượng nước tưới cho phù hợp. Ngoài ra, nếu thấy đất còn ẩm thì không nên tưới.

Dấu hiệu mai vàng bị thiếu nước - Quy trình tưới nước hợp lý
Quy trình tưới nước cho cây mai vàng hợp lý

Khoảng tháng 10 âm lịch, các bạn nên giảm phun nước lên bộ lá và thân của cây vì tưới như thế sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của nụ hoa.

Từ tháng 11 âm lịch trở đi, phải chú ý giảm lượng nước tưới dưới gốc, hãy dùng mụn dừa phủ lên trên bề mặt chậu để giữ ẩm, việc hạn chế lượng nước tưới sẽ giúp cho lá mai mau già, hạn chế các nhu cầu dưỡng chất của lá để cây tập trung nuôi bộ nụ hoa. Việc giảm lượng nước còn giúp cho những nụ to phát triển chậm lại, còn nụ nhỏ sẽ có điều kiện phát triển để trổ hoa đồng loạt và đúng dịp tết.

Khi các bạn tưới nước cho cây mai thì cần phải tưới nhẹ nhàng, tưới từ trên ngọn cây xuống gốc vời tia nước nhỏ để giúp nước tưới lan toả xuống gốc.

Việc tưới nhiều nước không hề tốt, lượng nước thừa ở trong đất nếu không thoát được có thể gây thối rễ mai và tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh và các loại nấm mốc phát triển trong bộ rễ cây mai.

Mong rằng với những chia sẽ phía trên sẽ giúp các bạn biết được cách tưới nước cho cây mai hợp lý và những hạn chế khi tưới nước cho cây mà các bạn cần tránh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Xem thêm: Cách chăm sóc mai để cây dày lá và không đâm tược dài

Bài viết liên quan:

Quy trình trồng mai vàng đơn giản
Bí quyết phối trộn đất trồng mai vàng chuẩn nhất
Chăm sóc mai vàng trong chậu đơn giản nhất