Cây mai vàng là biểu tượng của những ngày Tết đến xuân về ở nước ta. Màu vàng của hoa mai khi nở sẽ đem đến sự may mắn, tài lộc cho gia đình cả năm. Vậy nên mai vàng luôn được nhiều người chơi lựa chọn để chưng tết.
Nhưng để một chậu mai luôn xanh tốt, hoa nở đúng vụ, nở đẹp lâu tàn, tuổi thọ cao thì sẽ không hề dễ dàng. Đòi hỏi người chăm sóc cây mai phải có cái tâm và cả kinh nghiệm. Vậy nên, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về cách chăm sóc mai vàng bị suy yếu để nhanh phục hồi đúng cách . Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân cây mai bị suy yếu
Mai là loại cây khỏe mạnh sở hữu có bộ lá xanh tốt, cành nhánh đầy đặn. Như khi mai bị suy yếu vàng lá sẽ dẫn đến cây bị kém phát triển và có thể chết, nên lúc này chúng ta cần có biện pháp khắc phục ngay.
Nguyên nhân khiến cây mai bị suy yếu là do bộ rễ đã bị hư hại hoàn toàn. Rễ cây mai bị hư hại do đất trong chậu bị dư nước tạo cơ hội để nấm gây hại, làm cây mai sinh trưởng kém. Đối với những cây mai này dù được chăm sóc tốt thì vẫn không thể phát triển bình thường như trước nữa. Vây nên các bạn cần phải có quy trình chăm sóc khoa học thì cây mới có thể phục hồi và phát triển tốt.
Cách chăm sóc cây mai vàng bị suy yếu để nhanh phục hồi
Mai thuộc loại cây dễ sống, dễ trồng, không kén đất, như đòi hỏi người người trồng phải bỏ nhiều công chăm sóc nhiều. Bằng chứng là các bạn có thể trồng mai trên các loại đất pha cát, đất thịt, phù sa, đất có lẫn sỏi đá thì chúng vẫn phát triển được. Chỉ những vùng đất quá nghèo dinh dưỡng và hay bị ngập úng thì cây mới không thể sinh trưởng được.
Sau đây là quy trình chăm sóc cây mai vàng bị suy yếu để nhanh phục hồi như sau:
1. Kỹ thuật cắt tỉa cành mai
Để xử lý cây mai bị suy yếu vàng lá thì bước đầu tiên là cắt tỉa cành, càng sớm sẽ tốt cho cây. Các bạn cần cắt hết các cành phụ, chỉ nên giữ lại các cành chính và các cành tạo nét đẹp cho mai. Việc phải cắt nhiều như vậy là vì bộ rễ cây mai đã bị hư thì dù để lại các cành đó cũng sẽ không có tác dụng mà còn gây áp lực không cho rễ có cơ hội phục hồi.
Lưu ý: Các bạn phải sử dụng kéo, cưa chuyên dụng để cắt tỉa để tránh vết cắt bị dập nát sẽ tạo điều kiện để các vi sinh vật gây hại. Sau khi xử lý xong hết các vết cắt thì các bạn quét nước vôi trong để phòng ngừa nấm bệnh cho cây.
2. Kỹ thuật cắt rễ mai
Sau khi cắt cành thì bước tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành cắt rễ. Nên bứng hết cả cây lên để cắt rễ hết những bộ phần rễ đã bị hư thối. Có thể cắt hết 2/3 bộ rễ, các bạn chỉ cần để lại 1/3 là được. Sau khi cắt xong thì dùng nước sạch rửa sạch lớp đất cũ bám trên hệ rễ.
3. Thay đất cho mai vàng
Toàn bộ đất trồng cũ chúng ta phải loại bỏ hết. Sau đó, thay mới hoàn toàn bằng đất mới. Các bạn có thể kết hợp các hỗn hợp xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1 hoặc viên đất nung/ sỏi nhẹ Sfarm + xơ dừa + tro trấu + đất + phân trùn quế trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1:1 để trồng lại. Mục đích để bổ sung hàm lượng Kali và hàm lượng đạm cần thiết cho cây trồng.
Lưu ý:
Khi vừa thay đất, các bạn tuyệt đối không được bón phân vì khi đó bộ rễ không thể hấp thụ được phân và có thể dẫn đến hỏng bộ rễ. Chỉ với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ cũng đủ cung cấp cho mai phát triển trong đầu mùa mưa.
4. Sử dụng thuốc kích thích phục hồi hệ rễ
Sau khi đã trồng mai lại trên đất mới, để cây nhanh phục hồi nhanh nên sử dụng thêm thuốc đặc hiệu tưới gốc 3in1 + CNX-CN tưới đẫm gốc mai. Thuốc này có tác dụng kích thích phục hồi rễ cho cây mai vàng ổn định phát triển. Ngoài ra, còn phòng trừ nấm bệnh gây hại rễ. Sau đó, các bạn đưa cây vào nơi mát mẻ, đối với những cây lớn không di chuyển được có thể dùng lưới che nắng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn.
Nếu là theo đúng quy trình trên của chúng tôi thì sẽ giúp cây mai vàng đang bị suy yếu nhanh chóng phục hồi trong vòng 20 ngày.
Thông qua bài viết về cách chăm sóc cây mai vàng bị suy yếu vàng lá để nhanh phục hồi mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Mong rằng, sẽ giúp cho các bạn chăm sóc tốt cho cây để mai lại nở hoa rực rỡ vào ngày Tết năm sau nhé!
Xem thêm: Một số hình ảnh của Tam sắc hoàng mai