Tìm hiểu nguyên tắc khi bón phân cho mai ghép trong chậu

Reading Time: 3 minutes

Để có một cây mai vàng cho hoa sum sê vào ngày tết thì phải đảm bảo cây được chăm sóc tốt trong suốt cả năm, đặc biệt là cây mai phải được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thì mới phát triển tốt và ra hoa đạt năng suất. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên tắc bón phân cho cây mai ghép chi tiết theo từng tháng, cùng theo dõi nhé.

Nguyên tắc khi bón phân cho mai ghép trong chậu
Nguyên tắc khi bón phân cho mai ghép trong chậu

Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho mai ghép chi tiết nhất

Giai đoạn bón phân cho cây mai hoa ghép sau tết

Sau tết là lúc cây mai đã bắt đầu cạn kiệt chất dinh dưỡng. Vào thời điểm này, nhiệm vụ của người trồng là phải cắt bỏ các cành dài, ngắt hết hoa và trái còn sót lại trên cây mai. Đây là công việc rất cần thiết sau tết để cây ghép tiếp tục sinh trưởng và phát triển tốt.

Ở giai đoạn này nên thay đất mới để cây ghép làm quen với môi trường mới và nhanh phát triển cành lá. Vào giai đoạn này các bạn nên dùng phân bón lót và kết hợp thêm các thuốc kích thích ra rễ (Vitamin B1). Nên sử dụng các loại phân hữu cơ để bón cho mai ghép như là: Phân chuồng, rể dừa, xác trà, phân bùn,…để cây mai hút thu chất dinh dưỡng.

Sau khi thực hiện bón lót khoảng tầm 2 tháng thì các bạn nên bón thêm phân DAP. Phải trải phân đều xung quanh gốc để cây hấp thụ đều các chất dinh dưỡng có trong phân bón mai vàng. Đối với cây mai lớn bón khoảng 1 muỗng canh còn cây mai nhỏ thì khoảng 1 muỗng cà phê. Việc bổ sung thêm phân sẽ giúp cho bộ rễ mai khỏe mạnh và phát triển tốt.

Sau một thời gian nếu mai ghép phát triển tốt thì nên bón thêm 3 đợt Dynamic Lifter và phân hạt NPK 16.16.8 để tăng hàm lượng đạm cho cây mai, cách dùng tư tượng như liều lượng của phân DAP phía trên.

Nguyên tắc khi bón phân cho mai ghép trong chậu
Chăm sóc cây mai sau những ngày tết

Giai đoạn bón phân cho cây mai ghép từ tháng 5-8 âm lịch

Từ tháng 5 trở đi là lúc cây mai ghép đã phát triển đầy đủ bộ lớp lá, cành xanh tươi và chuẩn bị ra nụ mai. Vào thời điểm này, sâu bệnh cũng sẽ dễ phát triển, cắn đọt non nên các bạn cần phải phun thuốc để phòng sâu bệnh (sâu cuốn lá, nấm, bọ trĩ, mai bị đốm lá…).

Các bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc như: Validamicin, Carbenzim, regant, Polytrin,…kết hợp với phân bón lá B1, rong biển,…để tiêu diệt sâu bệnh trên cây mai ghép.

Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng các loại như phân kali, phốt pho sau khi cây đã ra nụ. Không nên bón phân vào lúc này vì dễ gây sốc cho cây mai ghép.

Nguyên tắc khi bón phân cho mai ghép trong chậu
Cây mai ghép đã phát triển đầy đủ bộ lớp lá, cành xanh tươi

Bón phân cho cây hoa mai ghép trồng chậu chuẩn bị cho tết

Lúc này các lá non sẽ chuyển dần sang màu xanh già và kèm theo hiện tượng dầy leo. Lúc này cây mai ghép đang chuẩn bị ra nụ. Nên sẽ thích hợp để bón phân kali, phân lân tới tháng 10 là ngừng hẳn, chỉ nên tưới nước đều đặn cho cây mai là đủ.

Mai ghép được trồng chậu đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc và kinh nghiệm bón phân của người trồng thì mới có được một chậu mai ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên Đán. Ngoài ra, nếu gặp thời tiết bất thường thì người trồng sẽ phải mất ăn mất ngủ.

Với bài viết của chúng tôi đã nói về những nguyên tắc bón phân cho mai ghép trồng chậu, người trồng mai có thể áp dụng để mai nở hoa đúng dịp tết sắp đến. Chúc các bạn vận dụng thành công những nguyên tắc bón phân cho cây mai phía trên nhé!

Xem thêm: Những biện pháp giữ cho hoa mai lâu tàn vào ngày tết

Bài viết liên quan:

Top 5 địa điểm mua mai vàng con, giống mai vàng uy tín
Top 10 thế mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng
Cách phòng ngừa và điều trị kịp thời sâu ăn lá mai