Sâu đục thân luôn là mối nguy hại đối với cây mai vàng. Chúng có ảnh hưởng rất nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mai mang lại. Vì thế việc phòng tránh sâu đục thân trên cây mai luôn được nhiều người trồng mai quan tâm. Sau đây, chúng tôi sẽ mắc bạn một số cách phòng và trị sâu đục thân, thông qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu sâu đục thân là gì?
Sâu đục thân là các con côn trùng hoặc nhện sống ký sinh ở thân hoặc cành mai. Chúng đều là những đối tượng gây hại cho cây mai.
Một số loại sâu đục thân phổ biến trên cây mai vàng như sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu. Các bạn có thể bắt gặp sâu đục thân ở các mùa trong năm.
Để diệt trừ các loại sâu này thì các bạn cần sử dụng thuốc diệt sâu đục thân càng sớm càng tốt để tránh gây tổn thất lớn.
Đặc điểm sinh lý của sâu đục thân trên cây mai
Sâu đục thân trưởng thành sẽ chọn chồi, cành hay nhánh của cây để tấn công. Sau đó chúng sẽ đẻ trứng có hình bầu dục màu trắng sữa nối dài với nhau. Có con sẽ đẻ đến 200 quả trứng sâu trong suốt vòng đời của nó. Khoảng 7 ngày từ khi trứng nở thành sâu non. Chúng tiếp tục sinh sống trong cây mai cho đến khi chúng lột xác đủ 5 lần thì sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng. Từ nhộng sẽ chuyển sang con trưởng thành và rời khỏi cây mai sẽ mất khoảng 1 tuần.
Tác hại của sâu đục thân trên cây mai
Trong suốt quá trình sâu đục thân ký sinh trong mai vàng, chúng sẽ đem đến nhiều các tác hại. Khi cây mai vàng còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng, cây mai sẽ không thể phát triển bình thường. Khi cây mai lớn sâu đục lỗ vào thân tạo thành đường hầm lớn làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng khiến cành bị sâu đục khô héo rồi chết dần. Cây mai vàng sẽ trở nên yếu ớt, khi gặp gió bão sẽ dễ bị gãy ngã.
Thời điểm sâu đục thân gây hại nhiều nhất trên cây mai
Sâu đục thân là loài không ưa thời tiết nắng nóng nên sẽ triển mạnh vào mùa mưa. Nhất là vào cuối mùa mưa, khi cây mai đang bắt đầu mùa ra hoa thì chúng hoạt động mạnh hơn. Thời điểm sâu bọ phát triển mạnh nhất là vào buổi sáng và ban đêm.
Cách phòng trừ sâu đục thân cho cây mai
Khoảng 15-20 ngày, các bạn kiểm tra định kỳ quanh thân cây mai. Khi bị hại nhẹ, lá mai chỉ héo vào lúc trời nắng và phục hồi vào ban đêm. Các bạn có thể phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên thân và cành, phân thải trên mặt đất hoặc cành mai.
Các bạn có thể diệt sâu non bằng cách cắt cành non bị héo trong tháng 5-7. Khi lá mai mới héo thì sẽ còn màu xanh nhưng mép lá hơi cong, bẻ gãy cành sâu rất dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Biện pháp này có thể giúp hạn chế được sự gây hại của sâu >90%.
Nếu bị sâu đục thân gây hại nặng thì các bạn có thể sử dùng thuốc có hoạt chất Rotenone, Cypermethrin hoặc Abamectin, Sherpha với nồng độ cao để diệt sâu gây hại.
Sau khi thu hoạch thì thực hiện quét vôi hoặc Boóc-đô vào gốc cây và thân cây mai định kỳ 2 tháng/lần đoạn để phòng nấm bệnh.
Thông qua bài viết “Cách phòng và trị sâu đục thân trên cây mai” sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức giúp những chậu mai vàng nhà mình tránh được những loại sâu bệnh hại tất công đồng thời giúp chúng phát triển khỏe mạnh.
Xem thêm: Top 3 loại thuộc kích rễ, giúp cây mai tăng trưởng tốt