Cách bón vôi bột cho cây mai vàng để chơi Tết

Reading Time: 4 minutes

Vôi bột là nguyên liệu được nhiều nhà vườn trồng mai vàng đánh giá cao và sử dụng phổ biến. Chủ đề đang được nhiều bạn yêu mai quan tâm hàng đầu đó là việc bón vôi bột cho cây mai như nào là hợp lý. Khi không khí tết đang về trên khắp cả nước thì mọi người tích cực chăm sóc mai để cây nở những đóa mai nở rộ vào ngày tết. Vậy cách bón vôi cho cây mai như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé.

Hình ảnh vôi bột

Bón vôi theo đúng liều lượng tùy vào kết cấu và độ chua của đất

Nguyên tắc luôn đúng trong chăm sóc cây mai vàng là: Bón vôi phải đúng liều lượng. Đối với đất trồng mai nếu có độ chua cao thì nhà vườn trồng mai sẽ nên tiến hành bón vôi nhiều hơn mức bình thường. Tuy nhiên, các bạn phải cần lưu ý nếu bón vôi lót phía dưới lớp đất trồng thì nên bón nhiều hơn trên bề mặt của đất.

Cách bón vôi theo pH của đất trồng

Cách bón vôi theo độ ph cũng khá đơn giản. Nếu đất trồng mai có độ pH trong mức 3.5 – 4.5 thì có thể bón 200 kg vôi bột trên 1000m2. Còn độ pH nằm trong khoảng từ 4.6 – 5.5 thì nên bón 100 kg trên 1000m2. Độ pH từ 5.6 – 6 thì các bạn phải giảm bớt về 1 nữa, còn 50 kg trên 1000m2. Còn thang đo pH lớn hơn 6 thì không cần phải bón vôi cho cây mai nữa.

Bón vôi cho đất chuẩn bị trồng mai để ngừa sâu bệnh

Đối với đất trồng mai là đất sét, đất thịt hoặc đất cát

Nếu đất trồng mai là đất sét, đất thịt thì có thể bón vôi từ 1 – 2 lần trong một năm. Còn khi thời tiết chuyển mùa, thường là đầu mùa hoặc cuối mùa mưa. Việc bón vôi sẽ vẫn được tiến hành. Ngược lại, ở những nơi mà đất trồng có cát quá nhiều thì việc bón vôi cần chia ra thành nhiều đợt. Khoảng 1 – 2 tháng thì nên thực hiện bón một lần để đạt hiệu quả cao. Liều lượng các bạn có thể dùng là 1/4 khối lượng vôi bột bình thường.

Bón vôi cho cây mai phải theo đúng thời điểm

Bón vôi theo đúng thời điểm

Việc bón vôi phải theo đúng thời điểm. Thực tế thì các nhà vườn trồng mai sẽ thường bón vôi vào những vùng đất mới trồng mai. Việc này sẽ giúp khử chua đất và đồng thời ém phèn hiệu quả. Việc bón vôi để xử lý nước mưa cho cây mai đầu mùa sẽ mang đến nhiều acid. Với mục đích giảm mầm bệnh gây hại cho đất trồng mai.

Riêng đối với đất sử dụng nước giếng khoan để tưới mai vàng thì thường có độ pH khá thấp. Sẽ phụ thuộc vào mức khoảng từ 5 – 5.5. Vì thế các bạn cần tiến hành bón vôi thêm vào các mặt chậu cây ngay khi có một lớp váng màu xanh rêu hoặc màu vàng nhạt. Cách làm rất đơn giản, các bạn chỉ cần rải một lớp vôi bột mỏng ở xung quanh gốc mai là được.

Các bạn thường lo lắng một điều là vôi sẽ làm cháy lá cây. Như đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch. Vôi không làm cháy lá của cây mai, nên các bạn hãy yên tâm sử dụng.

Bón vôi vào gốc mai vàng sẽ giúp tiêu diệt mầm bệnh và khử trùng hiệu quả

Việc bón vôi ngoài giúp khử chua đất trồng mà còn có thể khử trùng, tiêu diệt các mầm bệnh gây hại cho cây mai hiệu quả. Thường các vườn trồng mai sẽ tiến hành bón vôi khử trùng cùng với cắt tỉa cành nhánh. Ngoài ra, còn phải dọn dẹp sạch sẽ cỏ dại mọc xung quanh gốc cây mai nữa.

Và trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách bón vôi oho cây mai hợp lý. Hi vọng, sau bài viết này sẽ giúp cho mọi người có được những chậu mai đẹp như ý. Xin cám ơn và chúc thành công!

Xem thêm: Bón phân gì cho cây mai vàng sau tết?

Bài viết liên quan:

Top 5 địa điểm mua mai vàng con, giống mai vàng uy tín
Top 10 thế mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng
Cách phòng ngừa và điều trị kịp thời sâu ăn lá mai