Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mai vàng bị khô nụ

Reading Time: 4 minutes

Mai vàng là loài cây dễ sống, dễ trồng ở các môi trường khác nhau. Nhưng để có được một chậu mai vàng xanh tốt, nở sai hoa vào dịp tết… thì đòi hỏi người chăm sóc phải có kinh nghiệm lâu năm để chăm sóc và phòng trị một số bệnh xảy ra trên cây mai. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm về cách khắc phục bệnh khô nụ hoa mai vàng đang được nhiều người quan tâm hiện nay.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mai vàng bị khô nụ
Nguyên nhân dẫn đến mai vàng bị khô nụ

Lý do vì sao cây mai bị khô nụ

Nguyên nhân do bọ trĩ

Được biết, bọ trĩ có tên khoa học là Stenchaetothrips biformis có kích thước nhỏ khoảng 1mm nên sẽ khó nhận biết bằng mắt thường.

Khi xuất hiện bọ trĩ chích hút nhựa trên cây mai sẽ tập trung ở các đọt non, chồi non, lá non và nụ mai, làm cho ngọn mai bị thui không thể phát triển, còn các nụ hoa sẽ bị khô và không nở thành hoa.

Ngoài ra, bọ trĩ sẽ di chuyển từ cây mai bệnh sang cây mai khỏe để lây các bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe trong đó có bệnh virus thường xuyên xảy ra trên cây.

Phòng và trị bọ trĩ là khô nụ mai

Việc trị bọ trĩ gây hại cho mai không khó. Khi các bạn phát hiện bọ trĩ trên cây thì có thể sử dụng hàng ngày một trong các thuốc chuyên trị bọ trĩ để phun xịt trực tiếp lên các đọt và lá non của cây.

Nên sử dụng một số loại thuốc có các thành phần như: Abamectin, Emamectin Benzoate, Acetamiprid + Dvprofezin, Azadirachtin + E. benzoate. Những loại thuốc này có nguồn gốc sinh học nên sẽ rất hiệu quả và ít độc hại cho cây mai trong việc phòng trị bọ trĩ.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mai vàng bị khô nụ
Do bọ trĩ làm khô nụ mai

Nguyên nhân do sương muối làm cho cây mai bị khô nụ

Sương muối là hiện tượng thời tiết nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây mai, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng mai.

Khi hiện tượng sương muối xuất hiện, nhiệt độ sẽ hạ xuống thấp dưới 0oC, khi đó nước trong thân cây sẽ bị đóng băng. Khi nước đóng băng sẽ làm giãn nở thể tích, làm phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cây trên thân cây, cành mai.

Hôm sau khi mặt trời lên dưới tác dụng của bức xạ mặt trời sẽ làm các hạt sương lạnh bốc hơi nhanh làm cho các mô cây mai bị giảm nhiệt độ đột ngột. Khi nhiệt độ dưới mức giới hạn sẽ phá hủy cơ chế tế bào sinh vật của cây mai, làm lá cây bị héo táp, cháy xém, teo tóp.

Nguyên nhân do bệnh thán thư trên cây mai vàng

Dấu hiện nhận biết bệnh thán thư trên cây mai vàng như sau: Màu lá mai đang xanh tươi tự nhiên chuyển màu xanh nhạt dần và lá mỏng hơn, sau đó sẽ có những nốt chấm nhỏ có màu thâm trên lá. Sau khoảng 3 ngày những chấm thâm to dần, lan ra là bắt đầu của bệnh thán thư hoặc đốm nâu.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mai vàng bị khô nụ
Do bệnh thán thư trên cây mai vàng

Cách trị bệnh thán thư

Khi cây mai bị bệnh thì cần vệ sinh vườn mai vàng đẹp thật kỹ, sắp xếp các cây mai bị bệnh hoặc liên quan đến cây mai bệnh vào cuối góc vườn, đặt ở các vị trí nào không có gió để không cho nấm bệnh lây lan sang các cây khoẻ mạnh khác.

Các bạn sử dụng các loại phân bón, thuốc sinh học chứa các nấm đối kháng nấm Coletotrichum như nấm Trichoderma spp. Xạ khuẩn Steptomyces spp và vi khuẩn Bacilus Subtilis để phòng ngừa và kiểm soát nấm thán thư trên cây mai.

Thường xuyên theo dõi vườn mai, khi thời tiết ấm thì tiến hành phun thuốc  như: Bavistin 50 FL nồng độ 0,1%; Benlate 50 WP 0,1%.

Mong rằng với những chia sẻ trên, có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cây mai bị khô nụ. Bên cạnh đó, sẽ giúp các bạn có thể giải quyết phần nào về một số biện pháp khắc phục tình trạng khô nụ trên cây mai.

Xem thêm: Những bệnh gây hại trên cây mai phổ biến hiện nay

Bài viết liên quan:

Top 5 địa điểm mua mai vàng con, giống mai vàng uy tín
Top 10 thế mai vàng đẹp và ý nghĩa phong thủy của chúng
Cách phòng ngừa và điều trị kịp thời sâu ăn lá mai